Bên bờ hạnh phúc

Bác bỏ khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng khẳng định sẽ xử lý nghiêm những ngân hàng thương mại đi ngược lại chủ trương hạ lãi suất của Chính phủ.

– Chính sách tiền tệ được Chính phủ coi là nhiệm vụ hàng đầu trong điều hành kinh tế năm nay. Nhiều ý kiến cho rằng ngành ngân hàng cần bớt siết chặt luồng vốn ra vào nền kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng. Quan điểm của Thống đốc về vấn đề này như thế nào?

– Thực hiện cùng lúc 2 mục tiêu là ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng của năm 2010 là một nhiệm vụ rất khó khăn. Tuy nhiên, với những chính sách đã được đưa ra, đặc biệt là các chính sách tiền tệ, tôi tin rằng Ngân hàng Nhà nước đã đóng vai trò xứng đáng trong những thành tựu mà nền kinh tế đã đạt được trong 5 tháng.

Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước chưa hệ thắt chặt tiền tệ trong năm 2010. Việc điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% vào cuối năm 2009 chỉ nhằm giảm sự căng cứng của thị trường chứ không mang hàm ý thắt chặt. Tất cả những gì Ngân hàng Nhà nước làm hiện nay chỉ là sử dụng các công cụ, trừ việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, để điều tiết hợp lý dòng tiền ra vào nền kinh tế.

Một sự kiện mà ít người biết đến là trong dịp Tết Canh Dần 2010, Ngân hàng Nhà nước đã phải bơm vào thị trường một lượng tiền khổng lồ là 70.000 tỷ đồng để "gồng gánh" cho Tết. Lượng tiền tương đương 75% cung tiền của cả năm này không chỉ có tác dụng vào thời điểm đó mà còn góp phần mang lại thanh khoản cho nền kinh tế cho tới tận bây giờ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu. Ảnh: N.M
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu. Ảnh: N.M

– Tuy vậy, tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm của toàn hệ thống ngân hàng mới chỉ đạt khoảng 8% so với mục tiêu 25% của cả năm. Tăng trưởng như vậy liệu có đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế hay không thưa Thống đốc?

– Tăng trưởng tín dụng của tháng 5 có thể dao động trong khoảng 1,7-1,86%. Như vậy, tính chung 5 tháng, tăng trưởng tín dụng ở vào khoảng 8%. Tôi cho rằng con số này là hợp lý để đổi lại mức tăng GDP 5,83% trong khi vẫn kìm chế được lạm phát.

Cũng nên nhớ rằng thanh khoản của nền kinh tế không chỉ đến từ hệ thống ngân hàng. Trong 5 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tạm ứng cho ngân sách 20.000 tỷ đồng, Kho bạc Nhà nước phát hành 27.000 tỷ đồng trái phiếu, kỳ phiếu… Các kênh này tương đương với mức tăng khoảng 2,3% của tín dụng, cùng với 8% chính thức, thực tế tín dụng phải tăng trên 10%.

– Nhắc đến dư nợ tín dụng, nhiều ý kiến cho rằng cơ cấu dư nợ tại các ngân hàng hiện chưa ổn khi tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao gấp nhiều lần đồng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận sự mất cân đối này như thế nào?

– Dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng mạnh trong thời gian qua là có thật. Tính đến ngày 25/5, dư nợ tín dụng bằng đồng Việt Nam chỉ tăng 2,45% so với cuối năm 2009 trong khi dư nợ đối với ngoại tệ tăng tới 25%.

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ sẽ thấy nguồn tiền mà các ngân hàng thương mại cho vay chủ yếu là ngoại tệ của họ, trước đây gửi ngân hàng nước ngoài, nay mang về cho vay trong nước. Do đó, cân bằng ngoại tệ không hề bị ảnh hưởng. Tuy vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thành lập một tổ thanh tra mà thành phần có 4 Vụ trưởng tới khảo sát tại 4 ngân hàng thương mại Nhà nước, 8 ngân hàng cổ phần và 4 công ty tài chính lớn về việc cho vay ngoại tệ.

Kết quả kiểm tra cho thấy các ngân hàng chủ yếu cho doanh nghiệp xuất khẩu vay để đảm bảo nguồn thanh toán. Trong số dư nợ khoảng 2 tỷ đôla thì có khoảng 1,4 tỷ là cho vay đối tượng này. Còn lại mới là cho vay nhập khẩu. Tuy vậy, doanh nghiệp nhập khẩu, khi vay, cũng phải lập cam kết trả lại ngoại tệ cho ngân hàng.

– Cùng với cơ cấu cho vay, có kiến cho rằng tăng tưởng tín dụng năm nay vẫn chưa đi vào thực chất, chảy nhiều sang khu vực phi sản xuất. Ý kiến của Thống đốc về vấn đề này như thế nào?

– Tôi khẳng định việc tín dụng tăng mạnh tại khu vực phi sản xuất là không có. Trong cơ cấu dư nợ, tín dụng phi sản xuất chỉ chiếm 17,8%. 5 tháng đầu năm, trong khi tín dụng nói chung tăng 8% thì dư nợ tại khu vực này cũng chỉ tăng 1,89%. Cụ thể, tín dụng bất động sản tăng 4,5%, chứng khoán tăng 13,6% còn tín dụng tiêu dùng hầu như không tăng trong khi tiết kiệm tiền gửi dân cư lại tăng tới 17%.

– Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động xuống dưới 11,5%. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số ngân hàng đã tăng lãi suất đầu vào trở lại. Ngân hàng Nhà nước đã có biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?

– Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra ngay những ngân hàng thương mại nào có lãi suất huy động vượt quá 12%. Đây là một việc làm rất nghiêm trọng vì nó gần như đi ngược lại chủ trương chung của Chính phủ.

Chúng tôi cũng đang lấy ý kiến từ Hiệp hội ngân hàng về việc minh bạch hóa một số thông tin hoạt động của ngân hàng thương mại như tiến độ tăng vốn điều lệ, tỷ lệ nợ xấu cũng như các vi phạm. Nếu thuận lợi, việc công bố sẽ được tiến hành từ tháng 7 tới. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu việc công bố xếp hạng tín nhiệm ngân hàng. Nước ngoài họ làm được thì không có lý do gì ta không làm được.

Theo VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *