Bên bờ hạnh phúc

Ảnh: Biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên thất thường.

Tiến sĩ Nguyễn Lan Châu cho biết thêm, nhận định thời tiết của các nhà khoa học Việt Nam khá tương đồng với một số trung tâm khí tượng thủy văn thế giới. Nếu như nhận định này đúng thì năm 2010 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử thế giới. Nhiệt độ trung bình trong những năm tới sẽ cao hơn nhiệt độ của năm 1998 – năm nóng nhất trong lịch sử thế giới cho tới thời điểm này. Tuy nhiên, các đợt nắng nóng ở Việt Nam không kéo dài, ít gay gắt, chủ yếu xảy ra cục bộ, nhưng nhiệt độ lại cao (nhiệt độ cao nhất trong các đợt nắng nóng năm 2009 là 40,4 độ C, xảy ra ở Hương Khê, Hà Tĩnh, nhưng năm 2010 nhiệt độ có thể đạt tới 41 – 42 độ C).

Trong Diễn đàn nhận định khí hậu mùa lần 2 được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 1/2010, nhiều nhà khoa học cho biết năm 2010 sẽ chứng kiến thời tiết dị thường. Nhận định này đúng khi mở đầu năm 2010 bằng hàng loạt hiện tượng thời tiết hiếm gặp: áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở Nam bộ vào 18/1 (mùa bão ở Nam bộ thường kết thúc cuối tháng 11 hằng năm), đợt mưa to kéo dài từ 19 – 21/1/2010 (thông thường vào tháng 1/2010, lượng mưa ở Hà Nội chỉ đạt từ 18 – 20mm), nắng nóng bất thường dịp giáp Tết…

Thiếu nước và khô hạn nghiêm trọng

Giáo sư Lê Đình Quang, Trung tâm Nghiên cứu khí tượng thủy văn và môi trường – Liên hiệp các Hội KH&KT VN – bình luận: Sự bất thường của thời tiết năm nào cũng xảy ra và gặp nhiều nơi trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Trước đây, những biến động này thường nhỏ và diễn ra rất nhanh nên người dân ít cảm nhận được. Nhưng đầu năm 2010, việc có mùa hè giữa mùa đông là dấu hiệu rõ nhất về biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, các tháng trong vụ Đông – Xuân năm nay thời kỳ El Nino hoạt động mạnh, khô hạn và thiếu nước chắc chắn xảy ra. Các nhà khoa học cho biết, từ tháng 2 – 4.2010, dòng chảy trên các sông từ thượng lưu cho tới hạ lưu tiếp tục ở mức rất thấp và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 45 – 70%. Dòng chảy trung bình trên sông Hồng tại Hà Nội từ tháng 2 – 4 ở mức 450 – 500 m3/s (bằng một nửa so với trung bình nhiều năm).

Tình trạng này cũng xuất hiện tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Các chuyên gia cảnh báo từ nay tới tháng 4 – 5.2010 tiếp tục đề phòng tình trạng khô hạn trên diện rộng ở Bắc Bộ và hiện tượng xâm nhập mặn ở Nam Bộ.

Theo Đất Việt Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *