Bên bờ hạnh phúc

Thủ tướng vừa thông qua đề án thí điểm thừa phát lại ở TPHCM. Thời gian thực hiện từ năm 2009 – 2012.

Một buổi thi hành án. Ảnh: Phapluattponline

Người được bổ nhiệm thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Có trình độ cử nhân luật, đã công tác trong ngành pháp luật trên 5 năm hoặc từng là thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, trọng tài viên, luật sư.

Ứng viên phải qua lớp đào tạo thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức và không làm ngành nghề nào khác. Bộ trưởng Tư pháp là người bổ nhiệm.

Đề án nêu rõ, để lập văn phòng thừa phát lại, phải có ký quỹ 100 triệu đồng hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, có địa điểm, nhân viên.

Thừa phát lại được thực hiện các công việc như: xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành án, quyết định theo yêu cầu đương sự, tống đạt giấy tờ của cơ quan thi hành án và tòa án cho đương sự… và các công việc khác theo quy định.

Thừa phát lại được thu phí theo nguyên tắc, đối với những loại công việc mà Nhà nước đã quy định về phí thì vẫn thu theo hiện hành. Còn với những công việc mà Nhà nước chưa quy định về phí và có tính chất khó khăn, phức tạp thì sẽ tự thỏa thuận.

Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về hoạt động này.

Việc xã hội hóa trong thi hành án dân sự được kỳ vọng sẽ làm giảm đáng kể lượng án tồn, giảm bức xúc xã hội.

Theo Ngọc Lê (VietNamNet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *