Bên bờ hạnh phúc

Ngày 3/10, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục bao gồm 19 vấn đề, trong đó có liên quan tới sách giáo khoa, kiểm định chất lượng giáo dục…

Chiều 28/9, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, trong lần lấy ý kiến Thường vụ Quốc hội ngày 3/10, ngoài 10 vấn đề đã trình bày ở phiên họp trước, sẽ bổ sung thêm 9 vấn đề sửa đổi, bổ sung của Luật Giáo dục. Đây chủ yếu là các nội dung bổ sung theo đề xuất của Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng.

Trong đó, đáng lưu ý là các vấn đề liên quan tới đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục, sách giáo khoa, kiểm định chất lượng giáo dục và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục…

Ảnh: Hoàng Hà.
Có ý kiến cho rằng, ở miền núi, giáo viên sẽ vất vả trong việc soạn giáo án, còn học sinh khó tìm tư liệu. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Nếu sửa đổi liên quan đến sách giáo khoa được thông qua, có thể các giám đốc Sở Giáo dục quyết định lựa chọn sách sử dụng trong giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương (phương án 1); hoặc hiệu trưởng nhà trường lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng trong giảng dạy, học tập (phương án 2).

Điều này cũng phù hợp với kế hoạch của Bộ GD&ĐT về việc năm 2010 xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới để năm 2015 có thể đưa vào giảng dạy. Dựa trên chương trình quốc gia, các vùng miền có thể xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện, đặc biệt là phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số.

Tại phiên họp trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằng, hiện việc xây dựng chương trình, SGK còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa tạo được sự đồng thuận và tin tưởng trong xã hội, việc biên soạn, in và phát hành SGK còn mang tính độc quyền; chưa có chế tài xử lý trách nhiệm đối với người để xảy ra sai sót trong SGK…

"Cần nghiên cứu bổ sung các quy định cơ bản về chương trình, tiêu chuẩn SGK; quy định chặt chẽ về quy trình biên soạn, thẩm định chương trình, Hội đồng thẩm định Quốc gia. Đây là những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và SGK", ông Thi nhấn mạnh.

Theo VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *