Bên bờ hạnh phúc

Sẽ xem sét xử lý các ngân hàng tăng lãi suất đột biến (Ảnh minh họa)

Hiện nay có một số Ngân hàng thương mại Cổ phần (NHTMCP) có quy mô trung bình và nhỏ nâng lãi suất huy động lên, nhưng chủ yếu ở các kỳ hạn dài từ 36 tháng trở lên, lãi suất các kỳ hạn khác khá ổn định.

Tuy nhiên, Thống đốc Giàu cho biết, việc tăng lãi suất của các kỳ hạn này không ảnh hưởng nhiều đến bài toán lợi nhuận của các ngân hàng, bởi cơ cấu huy động vốn của các NHTM có đến 74% kỳ hạn dưới 1 năm, 26% là kỳ hạn 1 năm đến 5 năm, trong đó loại 5 năm chưa được 5%. Điều đó cho thấy, trước khi tăng lãi suất, các ngân hàng cũng đã tính toán kỹ bài toán lãi suất để đảm bảo lợi nhuận. Tức lãi suất bình quân đầu vào là bao nhiêu, lãi suất bình quân đầu ra là bao nhiêu trong bối cảnh lãi suất cơ bản ở mức 7%/năm (tức là lãi suất cho vay tối đa chỉ ở mức 10,5%/năm).

Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất chỉ xảy ra ở một số NHTMCP có quy mô trung bình và nhỏ, trong khi nếu theo dõi kỹ, lãi suất của các NHTM Nhà nước và các NHTM lớn hầu như không thay đổi. Điều đó cho thấy, mặt bằng lãi suất huy động không có gì đáng quan ngại.

Hiện nay, tình hình thanh khoản của các ngân hàng vẫn tốt và NHNN cũng đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM.

“Tại Hội nghị Tổng giám đốc các NHTM bàn về công tác tín dụng và đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 01/CT -NHNN mới đây, tôi đã yêu cầu các NHTM phải xây dựng phương án tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm đảm bảo cơ cấu tín dụng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, bảo đảm các tỷ lệ an toàn và tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, NHNN cũng sẽ xem xét kỹ những ngân hàng tăng lãi suất huy động đột biến để có biện pháp xử lý thích hợp”, Thống đốc Giàu cho hay.

Ông Giàu cũng khẳng định: Đến nay Chính phủ Việt Nam, NHNN Việt Nam vẫn điều hành chính sách tỷ giá theo hướng ổn định.

Hướng ổn định này có cơ sở trên các thông số của kinh tế vĩ mô: 7 tháng nhập siêu chỉ có 3,4 tỷ USD thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái; dự kiến cả năm nhập siêu dưới 10 tỷ USD chiếm khoảng 16 – 16,5% giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, các luồng vốn vào mặc dù có suy giảm, song FDI đăng ký 6 tháng đầu năm vẫn đạt 10 tỷ USD và đã giải ngân được gần 5 tỷ USD; kiều hối cũng giảm không đáng kể; đặc biệt gần 2 tháng liên tục FII vào ròng, theo dõi một ngày 7 – 8 triệu USD, đây là một tín hiệu rất tích cực cho thị trường.

Thời gian qua, NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối, thị trường ngoại hối.

Hiện nay, lãi suất ngoại tệ trên thị trường đã được các NHTM đưa xuống khá thấp so với thời gian trước. Lãi suất thấp một mặt kích thích nhu cầu vay ngoại tệ. Thể hiện rõ nhất là nếu như đến tháng 5, dư nợ cho vay ngoại tệ giảm 9,55% (so với cuối năm 2008), thì đến cuối tháng đã 7 tăng trở lại (tháng 7 tăng 1,2% so với tháng 6) và so với cuối năm 2008 chỉ còn giảm 2,32%.

Mặt khác, lãi suất ngoại tệ thấp cũng khiến nhiều người dân, thay vì găm giữ ngoại tệ đã bán ngoại tệ lấy nội tệ gửi tiết kiệm. Hiện tượng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp cũng đã giảm khá nhiều.

Theo dõi 10 ngày qua, lượng ngoại tệ các doanh nghiệp đã bán rất nhiều. Đặc biệt, ngày 10/8 trên thị trường ngoại tệ, các ngân hàng bán ra 150 triệu USD, nhưng mua vào 221 triệu USD, có nghĩa là mua ròng 71 triệu USD. Còn ngày 11/8 lượng mua và bán cân bằng. Điều đó cho thấy, các giải pháp đồng thời của NHNN đã phát huy tác dụng.

Theo Hà Linh (VTC)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *