Bên bờ hạnh phúc

“Tháng 1-2010, Thanh tra Chính phủ sẽ phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, rà soát chương trình giáo dục hiện nay của học sinh THPT, đồng thời điều chỉnh và lồng ghép nội dung về phòng, chống tham nhũng vào một số môn học từ đầu năm 2011”.

Tiến sĩ Đỗ Gia Thư (ảnh), Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra Chính phủ, thông tin cho báo Pháp Luật TP.HCM khi nói về đề án Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng vừa được Thủ tướng phê duyệt.

. Thưa ông, làm thế nào để học sinh, sinh viên (HSSV) có thể lên án những hành động tham nhũng mà không bị trù dập?

+ Đây là một vấn đề lớn liên quan đến cơ chế bảo vệ người tố cáo mà ban soạn thảo đã tính đến khi xây dựng đề án. Vì vậy, trong kế hoạch triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đang phối hợp một số cơ quan xây dựng chi tiết cơ chế bảo vệ người chống tham nhũng. Ngay khi đề án này có hiệu lực, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp Cục Chống tham nhũng (thuộc Thanh tra Chính phủ) xây dựng dự án Luật Tố cáo, trong đó cũng có cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng.

Tới đây, các học sinh sẽ được học thêm nội dung phòng chống tham nhũng từ ghế nhà trường. Ảnh: HTD

. Có ý kiến cho rằng chưa cần thiết đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào trường học vì các em còn quá nhỏ. Ông nghĩ sao?

+ Chúng tôi cho rằng quan trọng là cách thức mình đưa vào như thế nào thôi. Hiện nay ngay từ thời tiểu học học sinh đã được học nhiều bài hay như bài Bà còng đi chợ có tính giáo dục tính thật thà cho trẻ em. Chúng ta không giáo dục tham nhũng là gì, phòng chống tham nhũng như thế nào mà chủ yếu xây dựng ý thức coi tham nhũng là cái gì đó xấu xa, cần lên án bằng những hành động cụ thể ngay từ trên ghế nhà trường. Theo tôi, HSSV là đối tượng năng động, dễ tiếp thu cái mới. Nhiều em trong tương lai gần sẽ trở thành công chức nên cần chuẩn bị cho họ cách nhìn, ý thức và trình độ nhất định về chống tham nhũng.

. Mục đích của việc ban hành đề án?           

+ Mục đích của việc ban hành đề án là nhằm tạo ra phong trào đấu tranh phòng, chống tham nhũng chung của xã hội, xây dựng một văn hóa chống tham nhũng trong tất cả đối tượng.

. Liệu có kịp thời gian đào tạo giáo viên dạy chống tham nhũng không, thưa ông?

+ Tôi nghĩ là kịp, bởi theo đề án, trong giai đoạn chuẩn bị (năm 2010) sẽ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt trong khối ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp. Bộ GD&ĐT có trách nhiệm nhanh chóng xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp nhất, thậm chí xây dựng ngân hàng về tư liệu giáo dục phòng, chống tham nhũng tại thư viện của các trường.

. Xin cảm ơn ông.

Đề án được chia làm hai giai đoạn:

– Từ tháng 1-2010 đến hết tháng 12-2010: Hoàn thành việc xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng viên; tổ chức thí điểm việc giảng dạy phòng, chống tham nhũng tại một số trường ĐH, CĐ, trung cấp, trường hành chính…

– Từ tháng 1-2011 đến hết tháng 12-2011: Hoàn thành việc bổ sung cơ sở vật chất trong các trường; tổng kết, rút kinh nghiệm việc giảng dạy thí điểm. Ban soạn thảo sẽ có báo cáo tổng kết trình Chính phủ, đồng thời có kế hoạch về thời gian cụ thể để chính thức đưa đề án vào giảng dạy đại trà trong các trường học, cơ sở đào tạo.

Theo Pháp luật TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *