Bên bờ hạnh phúc

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh Quốc hội Lê Quang Bình, sắp tới, Ủy ban sẽ phối hợp với một số cơ quan của Quốc hội cử đoàn đi khảo sát thực trạng lao động phổ thông nước ngoài tại Việt Nam. 

Ông Bình cho hay, dư luận phản ánh nhiều hiện tượng quanh chuyện lao động nước ngoài ở Việt Nam, nhưng để đưa ra một kiến nghị, đề xuất giải pháp với Chính phủ, Quốc hội sẽ phải đi khảo sát ở những điểm "nóng" đang gây bức xúc.

Chỉ xử phạt hành chính

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: XĐ

Trước đó, trả lời chất vấn của Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động VN Đặng Ngọc Tùng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay, thanh tra các Sở lao động đã xử phạt một số DN do các vi phạm về sử dụng lao động nước ngoài, nhưng mức xử phạt hành chính còn chưa cao nên vẫn còn DN, tổ chức vi phạm.

Cụ thể, Thanh tra Sở LĐTB&XH Hải Phòng đã xử phạt hành chính nhà thầu nước ngoài của dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng số tiền 10 triệu đồng.

Đáng chú ý, Thanh tra Sở LĐTB&XH Lâm Đồng đã xử phạt nhà thầu nước ngoài của dự án tổ hợp bôxit – nhôm là 45 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2009 Thanh tra Bộ LĐTB&XH đã xử phạt 13 DN có sử dụng lao động nước ngoài tại 4 tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Tây Ninh và Đồng Nai với tổng số tiền là 95,5 triệu đồng.

Theo kết quả khảo sát, kiểm tra của đoàn công tác do Bộ LĐTB&XH chủ trì, thì các cơ quan chức năng địa phương đã có những hình thức xử lý DN vi phạm như yêu cầu xuất cảnh với những trường hợp nhập cảnh trái phép hoặc sử dụng hộ chiếu công vụ sai mục đích.

Trường hợp người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực du lịch, muốn làm việc tại Việt Nam thì phải làm thủ tục xin giấy phép lao động và làm thủ tục chuyển đổi mục đích tạm trú.

Với các đối tượng làm việc trên 6 tháng mà không có giấy phép lao động hoặc không được gia hạn giấy phép lao động, yêu cầu không gia hạn tạm trú và buộc phải xuất cảnh.

Buộc xuất cảnh lao động không có giấy phép

Bộ trưởng Kim Ngân cho hay, trong số trên 52.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ có 43,87% được cấp giấy phép lao động.

Các địa phương chưa có báo cáo tổng hợp về số lao động là người nước ngoài làm việc bất hợp pháp ở Việt Nam và cũng chưa có số liệu thống kê đầy đủ số lao động phổ thông là người nước ngoài đang làm việc.

Lao động Trung Quốc ở KCN Nghi Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Vũ Điệp.

Lao động phổ thông vào Việt Nam bằng nhiều con đường, hầu hết làm việc ở các công trình, dự án do các nhà thầu nước ngoài trúng thầu.

Theo tìm hiểu của Bộ LĐTB&XH, các nhà thầu đưa ra lý do cho việc sử dụng lao động nước ngoài chưa qua đào tạo mà không sử dụng lao động Việt Nam là: lao động nước ngoài có sức khỏe, có kinh nghiệm nghề nghiệp, có thể đáp ứng kịp yêu cầu tiến độ công trình. Mặt khác, nếu tuyển lao động Việt Nam thì sẽ khó khăn về ngôn ngữ trong quá trình làm việc…

Theo "cam kết" của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH với các đại biểu Quốc hội, thì, sắp tới Bộ này sẽ đề nghị chưa giải quyết nhập cảnh với người nước ngoài xin vào Việt Nam với mục đích lao động mà chưa có giấy phép.

Các trường hợp người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực du lịch, muốn làm việc tại Việt Nam phải làm thủ tục xin giấy phép lao động và làm thủ tục chuyển đổi mục đích tạm trú; không giải quyết gia hạn tạm trú cho người nước ngoài làm việc đã tạm trú liên tục từ 3 tháng trở lên mà không có giấy phép lao động hoặc chưa gia hạn giấy phép.

Ngoài ra, sẽ kiên quyết không gia hạn tạm trú và buộc xuất cảnh đối với các trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên 6 tháng mà không có giấy phép lao động hoặc không được gia hạn giấy phép lao động.

Đồng thời Bộ đã yêu cầu các địa phương rà soát phân loại lao động nước ngoài đang làm việc và xử lý nghiêm các DN vi phạm.

Theo Lê Nhung (VietNamNet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *