Bên bờ hạnh phúc

Khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, năm 2009, tiền lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp ước đạt 2,75 triệu đồng một tháng, tăng 6,5% so với năm ngoái.

Cụ thể, lương của một lao động trong doanh nghiệp nhà nước là 3,2 triệu đồng, tăng 1,2%. Người làm việc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lương trung bình 2,6 triệu đồng, tăng 7,8%. Người làm việc trong khối doanh nghiệp dân doanh hưởng lương 2,35 triệu đồng, cao hơn 5% so với năm ngoái.

Bắt đầu từ năm 2010, theo nghị định 97 và 98 của Chính phủ, lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước tăng bình quân 15%, tương ứng với 4 vùng lần lượt là: 980.000; 880.000 đồng; 810.000 và 730.000 đồng.

Đối với doanh nghiệp FDI tăng bình quân 10%, tương ứng với 4 vùng lần lượt là: 1.340.000; 1.190.000; 1.040.000 và 1.000.000 đồng.

Ảnh: VnExpress

Thông tin trên được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố tại hội nghị sơ kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động, tổ chức sáng nay ở TP HCM.

Theo Bộ này, năm 2009, cả nước có gần 300 cuộc đình công, bằng 30% so với năm ngoái, xảy ra chủ yếu ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Tây Ninh là những nơi xảy ra nhiều đình công. Vụ việc xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, tập trung vào ngành dệt may, giày da, cơ khí. Nguyên nhân là doanh nghiệp chưa đảm bảo đúng các thỏa thuận với người lao động và để xảy ra tình trạng nợ lương, trả chậm lương, tăng ca, tăng giờ vượt quy định pháp luật…

Đặc biệt, thời gian qua tại TP HCM và một số địa phương đã xảy ra tình trạng chủ doanh nghiệp Hàn Quốc bỏ trốn do nợ lương công nhân, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, y tế… khiến đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn.

Theo VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *