Bên bờ hạnh phúc

Do còn nhiều ý kiến tranh luận trái chiều nên Nghị quyết về danh sách thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận, huyện, phường sẽ được Ủy ban thường vụ QH lùi lại đến chiều 16/1 mới thông qua.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn: Số địa phương được chọn đảm bảo tính vùng, miền. Ảnh: LAD

Như vậy, dù đã được đưa ra lấy ý kiến tại phiên họp thứ 15 UBTVQH và dự kiến thông qua sáng nay (15/1), nhưng tại buổi thảo luận đã nảy sinh vấn đề mới, đó là liệu việc đưa các phường thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh vào diện thí điểm có trái với các Nghị quyết trước đó không.

Theo Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng, nên dừng việc thông qua Nghị quyết để tiếp tục rà soát lại các quy định cho chắc chắn hơn.

Theo tờ trình của Chính phủ, dự kiến sẽ có 10 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ sẽ được chọn để tiến hành thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường bao gồm: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang. Việc thí điểm sẽ được thực hiện tại 67 huyện, 32 quận và 483 phường.

Như vậy trong 8 vùng kinh tế của cả nước, sẽ không tiến hành thí điểm ở Tây Nguyên. Việc thí điểm được tiến hành ở 10/63 tỉnh, thành, chiếm 15,87% cả nước. So với đề án Chính phủ trình ra QH vừa qua, đã rút bớt 2 huyện.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến cho rằng, nhiều địa phương vẫn chưa mang nhiều tính đặc trưng vùng, miền. Chẳng hạn, theo Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Đình Đàn, nên chọn Hà Tĩnh đại diện khu vực Bắc miền Trung bởi sẽ tổng kết được nhiều vấn đề hơn ở Quảng Trị.

Việc xác định huyện, quận, phường là một cấp ngân sách hay chỉ là một đơn vị dự toán ngân sách cũng chưa được thống nhất. 

Theo dự kiến của Chính phủ, UBND quận, huyện, phường sẽ lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

UBND các cấp quận, huyện, phường cũng quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết. Điều này sẽ làm tăng sự chủ động, sáng tạo trong việc tăng thu, chi ngân sách và đảm bảo thực hiện tốt các chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận cho rằng khi không tổ chức HĐND mà lại giao cho UBND cùng cấp được tự quyết định các nội dung về ngân sách, từ lập dự toán đến phân bổ và thực hiện, trong khi chưa tạo ra được một cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì "rõ ràng là vấn đề cần được cân nhắc thận trọng".

"Đây là quy định không phù hợp với các nguyên tắc tài chính, ngân sách, có thể dẫn tới sự tùy tiện, lạm dụng, làm thất thoát ngân sách nhà nước và các tiêu cực khác", ông Thuận lưu ý.

Ủy ban Pháp luật đề xuất UBND quận, huyện, phường lập dự toán và trình lên UBND cấp trên xem xét, trình ra cho HĐND cùng cấp quyết định.

Các nội dung trên sẽ tiếp tục được cân nhắc, điều chỉnh. Dự kiến, nếu thông qua, Nghị quyết sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4/2009.

Theo Lê Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *