Bên bờ hạnh phúc

Nói đến việc thu phí phương tiện giao thông cá nhân tại các thành phố lớn, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng chỉ đạo của Chính phủ với Bộ Tài chính xem xét kiến nghị thu phí lưu thông phương tiện cá nhân ở Hà Nội và TP HCM chủ yếu để giải "bài toán" ùn tắc giao thông đường bộ.

Hiện nay, hạ tầng cơ sở tại các thành phố lớn còn quá nhiều hạn chế. Nhiều công trình thi công dang dở trong nhiều năm, những tuyến đường "lô cốt" trong việc đào đường, làm cống… Do đó, Chính phủ cần kiên quyết hơn nữa trong việc xóa bỏ những dự án nhà cao tầng tại các trung tâm thành phố.

Đồng thời, di chuyển các bệnh viện, trường học, khu đô thị, nhà máy ra các ngoại thành. Có như vậy, mới giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông liên tục. Nhiều ý kiến cho rằng, khi mua xe ôtô, họ đã phải đóng một mức thuế rất cao.

Người tham gia giao thông có thể phải đóng phí khi lưu thông trên đoạn đường thường xuyên ùn tắc.

Còn việc đóng các loại thuế về xây lắp, đường sá, họ cũng đóng đủ, vì thế nếu tiếp tục chịu phí lưu thông trong thành phố là điều khó chấp nhận? Về vấn đề này, ông Thanh cho rằng có thể quy định này ban đầu sẽ không thuận lòng dân lắm vì thay đổi một thói quen đi lại của số đông rất khó. Thế nhưng, nếu khó mà không làm bây giờ thì sẽ không bao giờ làm được.

Ông Thanh cho biết thêm, chủ trương này trước đây Cục Đường bộ từng đề xuất nhưng dư luận phản đối quyết liệt, nên giờ để các địa phương tuỳ tình hình thực tế của mình để triển khai. Bên cạnh đó, để hạn chế xe cá nhân tại 2 thành phố lớn, Cục Đường bộ cũng đã tham mưu xây dựng đề án phát triển xe buýt để góp phần hạn chế phương tiện cá nhân.

Cụ thể về việc thu phí phương tiện cá nhân tại TP Hà Nội và TP HCM, chúng ta vẫn nên tiến hành thu phí đường bộ, nhưng đây là vấn đề nhạy cảm nên cần lấy ý kiến từ nhiều phía. Trước mắt, tại Hà Nội và TP HCM có thể áp dụng thí điểm thu phí trên một số tuyến đường hay xảy ra ùn tắc, nhằm hạn chế phương tiện cá nhân đi vào khu vực này. Tại cửa ngõ thành phố, cũng nên đặt trạm thu phí để hạn chế lượng xe ra vào nội đô…

Bên cạnh đó, cũng cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhanh, khối lượng lớn; bổ sung một số tuyến xe buýt theo hướng xã hội hóa và bố trí các tuyến đưa đón cán bộ, công nhân viên, sinh viên, học sinh…

Trái ngược với ý kiến của Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam lại đặt vấn đề: "Thời gian qua, báo chí phản ánh chuyện "loạn" trạm thu phí đường bộ. Nếu bây giờ thu thêm của người dân một khoản phí nữa khi vào đô thị, thử hỏi họ có bức xúc không?".

Theo ông Hùng, ý tưởng thu phí phương tiện giao thông dựa trên mức độ ùn tắc trên tuyến là không hợp lý. "Việc ùn tắc hiện nay tại TP HCM cũng như Hà Nội là do cơ sở hạ tầng phát triển không kịp với sự gia tăng của phương tiện. Phương tiện giao thông phát triển nhanh là xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa, nên đừng tính chuyện thu phí để cản trở quy luật này", ông Hùng nói.

Việc bố trí thí điểm hệ thống thu phí giao thông điện tử (ERP) tại các tuyến đường hay ùn tắc cũng gây nhiều lo ngại.

Theo Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Đường bộ (ĐH GTVT Hà Nội), cho biết: "Các nước châu Âu có thể áp dụng vì họ có máy móc hiện đại. Xe đi vào tuyến đường ùn tắc sẽ được ghi lại hình ảnh và bị khấu trừ khoản tiền nhất định từ tài khoản cá nhân. Còn cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của Việt Nam quá kém, nên rất khó triển khai, chưa kể nguy cơ xảy ra ùn tắc nặng hơn khi đặt thêm trạm thu phí kiểu này"

Theo Thanh Huyền (CAND)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *