Bên bờ hạnh phúc

Rạng sáng nay (14-10), bão số 10 (Parma) áp sát bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh tới Nam Định, tại tâm bão gió giật cấp 11. Một TNXP bị thương nặng trong lúc giúp dân thoát bão Khoảng hơn 21 giờ tối 13-10, bão số 10 đã bắt đầu ảnh hưởng đến các tỉnh ở Bắc Bộ nước ta từ Thái Bình đến Thanh Hóa kèm theo mưa lớn kéo dài, có nơi lượng mưa xấp xỉ 100 mm.

Tả tơi Bạch Long Vĩ

Trước đó, từ sáng 13-10, bão đã tấn công đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) với sức gió cấp 12; giật cấp 14, 15 và gây thiệt hại lớn đối với huyện đảo này.

Tường thuật của cộng tác viên Báo NLĐ từ đảo Bạch Long Vĩ lúc 19 giờ tối qua: Cây cối ngã đổ ngổn ngang. Mọi ngả đường đều bị tắc. Những nhà tôn đều tốc mái. Tàu thuyền trong âu tuột neo. Quanh đảo mịt mù sóng nước. Toàn bộ huyện đảo mất điện…

Đến chiều tối cùng ngày, gió vẫn giật rất mạnh. Anh Cao Văn Viên, thuộc đội xung kích phòng chống lụt bão của Tổng đội TNXP, đã bị thương nặng trong lúc tham gia cứu người, cứu tàu tại âu cảng. Hiện tại âu cảng tránh bão của đảo có 306 tàu. Do không thể neo đậu, những tàu này chạy lòng vòng trong âu, va đập vào nhau, nguy cơ bị chìm đắm rất cao.

Sơ tán triệt để

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương chiều 13-10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Bộ NN-PTNT tổ chức 3 đoàn đến các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An để kiểm tra, chỉ đạo việc phòng chống bão số 10.

Người dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa về trú bão tại nơi an toàn (ảnh chụp lúc 21 giờ ngày 13-10). Ảnh: SÔNG MÃ

Đáng chú ý, phải sơ tán triệt để, cần thiết phải cưỡng chế để đưa dân khỏi vùng nguy hiểm do nước biển dâng và sóng lớn hay sạt lở đất, không để người ở lại trong các nhà yếu, chòi canh, trên tàu, thuyền, lồng bè… Việc sơ tán phải hoàn thành trước 22 giờ ngày 13-10.

Theo thông tin từ các địa phương, tính riêng 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình (những tỉnh tâm bão đi qua), số lượng dân cư cần phải di dời khẩn cấp là hơn 31.000 người. Cụ thể, Nam Định khoảng 20.000 người; Thái Bình hơn 10.000 người; Ninh Bình khoảng 1.000 người, Thanh Hóa hơn 1.000 người…

Tường trình mới nhất từ vùng bão

Lúc 22 giờ tối qua, phóng viên, cộng tác viên Báo NLĐ từ một số tỉnh miền Bắc đã gửi về tòa soạn những thông tin mới nhất về bão số 10.

Hà Tĩnh: Đến cùng thời điểm, đã xác định được hai tàu cá của ngư dân Hà Tĩnh là HT 2235 TS, công suất 48 CV trên thuyền có 7 người và HT 20021 TS, công suất 22 CV trên tàu có 5 người đâm nhau vào trưa 13-10 tại gần đảo Bạch Long Vĩ đã bị sóng đánh chìm hẳn. May mắn là toàn bộ ngư dân trên hai tàu này đều thoát nạn, thiệt hại ước tính trên 400 triệu đồng.

Nam Định: Tại trung tâm TP Nam Định, gió đã bắt đầu nổi lên khoảng cấp 5. Người dân trong tỉnh theo dõi sát diễn biến bão số 10 qua truyền hình. Tại 3 huyện ven biển, gió giật mạnh hơn, phương án di dời dân tại 3 huyện này đã sẵn sàng, chờ lệnh của cơ quan có trách nhiệm.

Gió bão kết hợp triều cường khiến sóng biển trèo lên một số đê, trong đó đoạn đê biển thuộc xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng đã bị sạt sụt với diện tích 150 m2.

Chiều tối 13-10 là thời điểm nước kiệt nhưng rạng sáng 14-10 thủy triều lên đúng lúc bão số 10 dự kiến đổ bộ đất liền nên nguy cơ tràn, vỡ đê rất cao… Các xã ven biển đã lên phương án di dời dân tránh bão. Toàn tỉnh có 2.512 tàu thuyền đã vào nơi neo đậu an toàn…

Thanh Hóa: Đến 21 giờ ngày 13-10, Thanh Hóa đã hoàn thành di dời hơn 1.000 dân tại 6 huyện ven biển đến nơi an toàn. Hơn 8.365 phương tiện đã được gọi vào nơi trú ẩn an toàn.

Gió ở các huyện ven biển đã lên dần đến cấp 6. Điều lạ là ở các huyện này, trời không mưa và rất oi bức, dù đã 22 giờ đêm. Người dân địa phương cho rằng điều này rất bất thường so với nhiều cơn bão trước đây.

Hải Phòng: Gió bão tiếp tục gầm thét trên huyện đảo Bạch Long Vĩ. toàn bộ tàu thuyền của ngư dân Hải Phòng đã về nơi tránh bão an toàn. Huyện Cát Hải tập trung di dân vùng trũng, thấp như xã Hoàng Châu, Hiền Hào, Văn Phong…

Thái Bình: Đến 11 giờ ngày 13-10, toàn tỉnh đã có 1.382 phương tiện với 4.224 lao động về neo đậu an toàn tại các bến, còn 40 phương tiện cùng 224 ngư dân làm ăn trên biển.

Theo Người lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *