Bên bờ hạnh phúc

Theo kế hoạch, năm 2009, Việt Nam sẽ đưa 90.000 người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ). Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng kinh tế nên 5 tháng đầu năm, mới có 28.033 lao động được đưa đi, đạt 30% kế hoạch.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh

Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH đã phải tính tới phương án điều chỉnh chỉ tiêu này. Báo TT&VH đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước Nguyễn Ngọc Quỳnh về vấn đề trên.

PV: Chỉ tiêu đưa 90.000 người đi XKLĐ năm nay là rất cao trong khi 5 tháng đầu năm chúng ta mới đưa đi xuất khẩu chưa đầy 30.000 NLĐ. Theo đánh giá của ông, công tác XKLĐ từ giờ tới cuối năm thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Khủng hoảng kinh tế đang tác động tới XKLĐ. Chỉ tiêu đưa 90.000 người đi làm việc ở nước ngoài sẽ khó thực hiện được. Vì vậy chúng tôi đang báo cáo lên Bộ đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu. Còn điều chỉnh bao nhiêu thì phải chờ ý kiến của Bộ đã.

PV: Vậy theo ông những thị trường nào vẫn có tiềm năng?

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Thị trường Trung Đông vẫn tốt, đặc biệt năm nay Libya tiếp nhận nhiều hơn hẳn năm ngoái. Thị trường Hàn Quốc, Đài Loan có giảm hơn trước, nhưng vẫn khả quan. Số lao động đưa đi từ đầu năm đến nay không có ai phải về nước trước hạn do mất việc làm.

PV: Hiện người lao động ở 61 huyện nghèo rất quan tâm tới Chương trình "Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ" theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với số tiền đầu tư lên tới 5.000 tỷ đồng. Chương trình này đang được triển khai như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với 3 tỉnh Thanh Hoá, Yên Bái và Quảng Ngãi triển khai thí điểm một số nội dung của Quyết định 71, trong đó có việc trong thời gian trước mắt lựa chọn các hợp đồng cung ứng lao động phù hợp của các doanh nghiệp có năng lực để tổ chức tuyển chọn, thực hiện các chính sách hỗ trợ để đào tạo và đưa lao động thuộc các huyện nghèo đi XKLĐ.

Chủ trương thí điểm trong thời gian trước mắt là thực hiện chắc chắn, đảm bảo người lao động được tuyển chọn và được đi làm việc ở nước ngoài sớm nhất, có mức thu nhập và điều kiện đảm bảo nhất để rút kinh nghiệm, mở rộng dần.

Điều kiện các hợp đồng được tổ chức triển khai thí điểm là: Phải là những hợp đồng tuyển người lao động đi làm việc tại môi trường phù hợp với khả năng và trình độ của người lao động thuộc huyện nghèo. Phải là hợp đồng có mức thu nhập và các điều kiện khác đối với người lao động ở mức trung bình khá trở lên. Phải là những hợp đồng đã được thẩm định kỹ và được đánh giá là ổn định, ít khả năng xảy ra rủi ro đối với người lao động.

Cục cũng yêu cầu các doanh nghiệp tham gia phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức tuyển chọn, đào tạo, quản lý và giải quyết vụ việc phát sinh đối với lao động làm việc ở nước ngoài, đã tổ chức đưa nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc có đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Có năng lực tài chính và cam kết hỗ trợ về tài chính cho người lao động thuộc đề án như giảm phí dịch vụ, chỉ thu trước một phần chi phí cần thiết… Doanh nghiệp cũng phải có cơ sở đào tạo quy mô phù hợp với số lao động dự kiến tuyển để tập trung đào tạo người lao động hoặc phải có phương án khả thi để tổ chức đào tạo tập trung. Không những thế, trong vòng 1 năm trở lại đây, doanh nghiệp chưa bị xử lý hành chính về các vi phạm liên quan đến tuyển chọn, thu tiền hoặc quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động…

Để tạo niềm tin cho người lao động với chương trình này, Cục sẽ thẩm định kỹ các hợp đồng đăng ký tham gia và thông báo cho các địa phương có các huyện nghèo về từng hợp đồng của từng doanh nghiệp cụ thể sẽ triển khai thí điểm. Cục cũng sẽ cùng doanh nghiệp phối hợp với địa phương tiến hành triển khai thực hiện tuyển chọn lao động tại địa phương theo các hợp đồng đó.

Trong khi chờ ban hành cơ chế chính sách thì doanh nghiệp phải ứng trước mọi chi phí; Nhà nước sẽ thanh toán lại khi có đủ cơ chế.

PV: Từ thực tế triển khai tại một số huyện, ông có thể đánh giá về kết quả ban đầu?

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Ở Thanh Hóa vừa rồi đã thí điểm 70 người đào tạo đi Hàn Quốc. Yên Bái cũng thí điểm 30 người để đào tạo tiếng Hàn Quốc. Một số lao động đi Libya, Algeria cũng đã đăng ký xong. Bây giờ các DN cũng bắt đầu xúc tiến cho kiểm tra sức khỏe cơ bản, sau đó đạt yêu cầu mới đưa vào đào tạo. Có thể khẳng định, NLĐ hào hứng với chương trình này.

PV: Nhưng hiện vẫn còn rất nhiều NLĐ đã thi chứng chỉ tiếng Hàn Quốc mà vẫn chưa thể đi lao động tại Hàn Quốc. Vậy LĐ ở các huyện nghèo tuyển đi Hàn Quốc thì bao giờ mới có thể đi, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Đợi đến đợt thi tới, họ sẽ tham gia kiểm tra tiếng Hàn. Giờ mới là đào tạo tiếng Hàn chứ chưa phải là tuyển để đi ngay, vì theo quy định của chương trình Hàn Quốc, NLĐ phải qua các kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn. Cái chính là mình đào tạo cho NLĐ biết tiếng Hàn để đủ trình độ kiểm tra tiếng trước đã. Thời gian đào tạo sẽ không quá 12 tháng.

PV:Vừa rồi có rất nhiều DN vi phạm kéo dài, nhưng thông tin xử lý từ cục tới báo chí chưa được tốt. Theo ông, có cách nào để tăng cường th&
ocirc;ng tin tới báo chí về việc này?

Ông nguyễn Ngọc Quỳnh: 5 tháng đầu năm nay, chúng tôi đã xử phạt số doanh nghiệp vi phạm bằng cả năm 2008. Chỉ riêng xử phạt các DN vi phạm chế độ báo cáo đã là 72 DN xử phạt cảnh cáo. Nếu DN nào bị phạt cảnh cáo 2 lần trong vòng 12 tháng có thể bị đình chỉ hoặc rút giấy phép tạm thời.

Hiện nay, Cục vừa quyết định kiểm tra 4 DN đưa lao động đi thị trường Macau. Ngoài ra, Bộ cũng thanh tra hàng loạt DN khác có dấu hiệu vi phạm. Sắp tới, cục sẽ ra mắt trang web thông tin về các DN làm XKLĐ, có cả thông tin xử phạt các DN vi phạm nhằm minh bạch hóa thông tin trong lĩnh vực này. Chúng tôi cố gắng đến 1/7 sẽ đưa trang web vào hoạt động.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo Tân Lương (TT&VH)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *