Bên bờ hạnh phúc

Trong căn chòi xập xệ, ẩm thấp, đống mỡ trâu, bò, heo bầy nhầy được đổ luôn xuống nền đất. Theo chủ lò, các bao mỡ động vật sau khi chế biến sẽ phân phối cho các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, quán bình dân…

Tại thôn Khương Mỹ, xã Hoà Phong và thôn Lệ Sơn, xã Hoà Tiến (huyện Hoà Vang, Đà Nẵng), các chủ lò tổ chức thu mua mỡ động vật từ các cơ sở giết mổ gia súc trong thành phố và các tỉnh lân cận về để chế biến. "Công nghệ" hết sức thô sơ và tiềm ẩn sự ô nhiễm nghiêm trọng.

Xung quanh lò bếp, tro trấu bùn đen xì.
Cho mỡ vào nồi chế biến.
Những tảng mỡ rêu mốc xanh được chất vào các bao tải để đem tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc. Theo chủ lò, mỡ này sẽ được đưa vào các bếp ăn tập thể, nhà hàng…
Bao tải chất thành đống chờ đi tiêu thụ.
Nhiều hộ bày bán công khai.

Anh Nguyễn Phi Dũng, thôn Khương Mỹ, xã Hoà Phong, chủ lò chế biến cho biết, nối theo nghiệp cha, anh hành nghề này được vài năm. Cơ sở sản xuất là chòi xập xệ, ẩm thấp. Đống mỡ trâu, bò, heo bầy nhầy được đổ luôn xuống nền đất. Xung quanh lò bếp, tro trấu bùn đen xì.

Quy trình chế biến đơn giản, chỉ băm vụn các loại mỡ hỗn độn khi mua về, cho vào chảo lửa, đun sôi, rán ra nước rồi lọc cặn, đông cứng, đóng gói, chất thành đống ngoài vườn. Tại các bao tải này, nhiều tảng mỡ rêu mốc xanh.

Mỡ trâu, bò, lợn được thu mua vứt xuống nền đất bẩn chờ "chế biến". Ảnh: Trà Bang.

Để có 100 kg mỡ vón cục, phải mất tới 250 kg mỡ tươi. Giá bán trung bình 700.000 đồng mỗi tạ và bán ngay tại gia đình. Theo chủ lò Đặng Công Trận, các bao mỡ động vật này sẽ bán ra các tỉnh phía Bắc, từ đấy phân phối cho các bếp nấu ăn tập thể, công trình xây dựng, khu công nghiệp, nhà hàng, quán ăn…

Hầu hết cơ sở chế biến mỡ động vật quy mô lớn (vài trăm kg mỗi ngày) tồn tại hơn 10 năm nay tại địa phương, song không hề có giấy phép.

Cơ quan thú y lẫn cơ quan y tế dự phòng Đà Nẵng đều "không biết" có sự tồn tại của các cơ sở hoạt động trái phép, mất an toàn vệ sinh này. Cho đến khi công an Hà Nội, TP HCM phát hiện bắt và thiêu hủy hàng chục tấn mỡ động vận thối (vận chuyển từ miền Trung), cơ quan chức năng mới "giật mình" vì sự tồn tại những trung tâm sản xuất mỡ bẩn lớn tại địa phương mình.

Theo ông Trần Văn Hóa, Phó chủ tịch UBND xã Hoà Phong, chỉ có lò ông Trí có đăng ký kinh doanh từ 15 năm nay, tự khai thuế với mức đóng 700.000 đồng mỗi tháng. Tuy nhiên hộ này cũng đã báo cơ quan thuế là ngưng hoạt động từ đầu năm.

Trạm trưởng thú y huyện Hoà Vang, Hồ Đăng Ninh cho biết, các sản phẩm động vật muốn kinh doanh, chế biến phải có giấy phép, kiểm dịch. Muốn vận chuyển phải có giấy chứng nhận kiểm dịch. Song Đà Nẵng chưa cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho cơ sở chế biến mỡ động vật nào.

Ngày 11/9, Công an Hà Nội kiểm tra trụ sở công ty chế biến lâm sản xuất khẩu Thăng Long (trụ sở tại xã Cổ Dương) phát hiện khoảng 50 tấn mỡ động vật không có nguồn gốc xuất xứ.

Trong đó, khoảng 27 tấn mỡ động vật thành phẩm đựng trong bao tải dứa được vừa được chuyển đến. Chủ xe Trần Hiếu Khang (45 tuổi, trú tại Tiên Lãng, Tiên Phước, Quảng Nam) khai nhận chở thuê từ huyện Hòa Vang, Đà Nẵng ra Hà Nội cho Nguyễn Thị Xoa, chủ công ty trên.

Chiều 15/9, Đội quản lý thị trường số 15 và Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội tiếp tục phát hiện, thu giữ hơn 1 tấn sản phẩm động vật (bì lợn) đang trong quá trình phân hủy, bốc mùi khó chịu tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Số bì lợn thối trên được chứa trong các bao tải dứa để trên thùng xe tải.

Chủ lô hàng trên là Nguyễn Văn Luân, 37 tuổi, ở Mê Linh không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và giấy chứng nhận kiểm định động vật. Ông Luân khai đã mua thu gom số bì lợn trên tại các chợ đầu mối phía Bắc để vận chuyển vào miền Nam tiêu thụ.

Theo VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *