Bên bờ hạnh phúc

Bọ xít hút máu. Ảnh: Dân Trí

Những con bọ xít màu nâu khi đậu vào người để lại những vết đỏ, to hơn nốt muỗi đốt trên da nhưng không ai để ý. Ngay tại Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc đã xuất hiện loại bọ xít đốt người này. Ở Việt Nam một nhóm các nhà khoa học đã tìm hiểu về loài bọ xít này. Tuy nhiên, bệnh do bọ xít đốt và truyền nhiễm cho người chưa từng được nghiên cứu và khuyến cáo tại Việt Nam. 

Một nhóm các nhà nghiên cứu của viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật đã đi thu thập và xác định, xuất hiện một loại bọt xít ưa sống gần người, hút máu và truyền ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm. Bọ xít hút máu có màu nâu, cơ thể to và dẹt, có vòi cong, sắc tương tự như vòi ong, muỗi, di chuyển chậm, chủ yếu là bò.

Chúng sống nhờ hút máu người và gia súc vào ban đêm và truyền chất gây tê, khiến người bị đốt rất khó có cảm giác để nhận biết. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận có bệnh nhân bị bọ xít đốt ở Hà Nội, Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, do không biết thông tin, nhiều người lầm tưởng triệu chứng buồn ngủ là do công việc bận bịu, thiếu ngủ, hoặc nghĩ tới các bệnh lý về huyết áp, động mạch…

TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng côn trùng học thực nghiệm (viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật) cho hay, do đặc điểm sống gần người, loại bọ xít này cư trú ngay trong nhà, chứ không ưa sống ở nơi nhiều cây cối, rậm rạp. Điều nguy hiểm là ban ngày, chúng không bay hay bò ra kiếm ăn, mà chỉ nằm yên, lẩn trốn trong các ngóc ngách như giường, đệm, giá sách, tủ, … ban đêm chúng mới hoạt động.

Ở nước ta, bệnh do bọ xít đốt và truyền nhiễm cho người chưa từng được nghiên cứu và khuyến cáo. TS Trương Xuân Lam cho biết, hiện loài bọ xít này chưa gây truyền nhiễm bệnh thành dịch, nhưng do tính chất nguy hiểm và điều kiện đô thị hóa diễn ra rất nhanh ở nhiều vùng nước ta, thuận lợi cho chúng cư trú và phát triển, nên người dân rất cần được khuyến cáo phòng bệnh.

TS Trương Xuân Lam cũng cho rằng, còn cần thêm những nghiên cứu sâu hơn về loại bọ xít này. Nhưng trước mắt, để tránh bị bọ xít đốt, người dân cần biết và diệt trừ ngay nếu chúng xuất hiện trong nhà.

Bộ Y tế Việt Nam cũng chưa có ý kiến gì xung quanh thông tin này.

Theo SGTT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *