Bên bờ hạnh phúc

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trung tướng  Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, nhận thức an ninh khu vực Đông Nam Á có mối quan hệ tương tác đối với an ninh châu Á – Thái Bình Dương và quốc tế, các nước ASEAN đã đưa ra tầm nhìn chiến lược lâu dài về một cấu trúc an ninh khu vực trong thời kỳ mới. Đó là cơ chế ADMM Cộng (ADMM+), có sự chủ động can dự về an ninh – quốc phòng giữa ASEAN với các bên đối tác, đối thoại đầy đủ của ASEAN. Cơ chế này sẽ đóng vai trò quan trọng đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định khu vực trong khi ASEAN vẫn phát huy được vai trò chủ đạo. Theo đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 16 tại Hà Nội vừa qua, lãnh đạo các nước ASEAN đã thống nhất sẽ tổ chức ADMM+ với 8 nước, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Quan chức quốc phòng cao cấp ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác tại ADSOM-4.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, Việt Nam mong muốn sẽ tổ chức ADMM+ vào tháng 10 tới. Trước ADSOM này, qua tham vấn quan chức quốc phòng các nước ASEAN cũng như các nước dự kiến mời tham gia ADMM+, Việt Nam đã nhận được nhiều câu trả lời tích cực. Việc Việt Nam tổ chức ADMM+ sẽ là một điểm nhấn trong năm Chủ tịch ASEAN, góp phần khẳng định với bạn bè quốc tế chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ và tinh thần trách nhiệm cao của Việt Nam với hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều sáng kiến hợp tác

Hội nghị ADSOM – 4 còn tập trung bàn thảo nhiều sáng kiến của các thành viên ASEAN. Trung tướng Không quân Eris Herryanto, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng Indonesia- Trưởng đoàn cho biết,  sở dĩ  Indonesia đưa ra sáng kiến sử dụng nguồn lực quân sự ASEAN trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa vì trên vì thực tế,  các nước ASEAN là khu vực phải gánh chịu nhiều thiên tai và thảm họa thiên nhiên. “Chúng tôi cho rằng, hợp tác quốc phòng giúp giải quyết hậu quả thiên tai sẽ là một điểm sáng trong hoạt động của Hiệp hội”, Trung tướng Eris Herryanto khẳng định. Trưởng đoàn Indonesia cũng cho rằng, một trong các vấn đề nổi cộm của ASEAN là phải đối mặt với các thách thức phi truyền thống như: buôn lậu, buôn người, đánh bắt hải sản trái phép, biến đổi khí hậu, môi trường, cướp biển, rửa tiền… Do đó, các thành viên cần có nhiều hơn các hành động chung, phối hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa để giải quyết hiệu quả các vấn đề này.

Ông Dato’ Sri Abu Bakar Haj Abdullah, Tổng thư ký Bộ Quốc phòng Malaysia- Trưởng đoàn, cho hay: Trong bối cảnh hiện nay, Maylaysia muốn nêu bật vấn đề hợp tác về công nghiệp quốc phòng, mở ra hướng hợp tác mới trong lĩnh vực này. “Các nước ASEAN phải nhập khẩu nhiều thiết bị quân sự từ các nước khác, đặc biệt là từ châu Âu và Mỹ. Do vậy, chúng tôi cho rằng cần phải thực hiện việc sản xuất các loại thiết bị quân sự tại chính các nước ASEAN”, Trưởng đoàn Malaysia nói.

Theo Đất Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *