Bên bờ hạnh phúc

– Thưa giáo sư, xin ông cho biết, cuốn anbum này có ý nghĩa như thế nào đối với ngành sử học Việt Nam?

– Cuốn sách ảnh gồm 195 ảnh, sắp xếp theo trình tự thời gian. Đây là một loại tư liệu quý bằng hình ảnh hay còn gọi tư liệu sống, trực tiếp và cực kỳ trung thực. Các nhà báo, nhà nhiếp ảnh "chớp" được các thời cơ nên nó có tính lịch sử. Đứng dưới góc độ sử học, chúng tôi đánh giá đây là tư liệu rất quý.

Giáo sư Phan Huy Lê vui mừng khi được tặng cuốn album về Việt Nam và Bác Hồ.

Cuốn album bao gồm những tấm ảnh từ tháng 9/1945 đến tháng 6/1946. Trong đó, có nhiều bức ảnh quý, chưa từng được công bố. Chẳng hạn, bức ảnh Bác tiếp xúc với đoàn Pháp, đoàn Quốc dân đảng Trung Quốc, đoàn sinh viên các ĐH, thăm các đơn vị, thăm nông dân… Có cả bức ảnh đầu tiên về sinh nhật Bác, 19/5/1946 tại Hà Nội… Các bức ảnh nói về hoạt động của Đảng cộng sản và Chính phủ Việt Nam thời bấy giờ. Cuốn album cho thấy trong một năm đầu cách mạng thắng lợi, Bác đã đặc biệt coi trọng những ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện chống ngoại xâm của dân tộc như: Kỷ niệm ngày sinh, chiến thắng, ngày mất của các vị anh hùng dân tộc:Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương…

Cuốn album này còn có những bức ảnh chụp các hoạt động sôi nổi thời bấy giờ như: phong trào chống dốt, bình dân học vụ, tuần lễ vàng. Những bức ảnh về kỳ bầu cử quốc hội đầu tiên của nước ta; kỳ họp đầu tiên của Quốc hội năm 1946, các trường sĩ quan mới thành lập, đoàn quân Nam tiến của ta… Những bức ảnh mang tính thời sự, còn nguyên giá trị đến ngày nay.

– Hiện trạng của cuốn album thế nào thưa ông?

– Tôi rất mừng từ những năm 1945, 1946 đến nay, tức là đã trải qua 55 năm, nhưng các bức ảnh đã được giáo sư Deville bảo quản rất tốt. Bìa của cuốn sách ảnh đã bị mục nát nhưng những bức ảnh bên trong sắc nét, chất lượng tốt.

– Ông cho biết dự định sử dụng cuốn album này?

– Tuy được giao toàn quyền sử dụng cuốn album song tôi coi đây là tặng phẩm chung cho người dân Việt Nam. Vì thế, tôi sẽ sử dụng từng bức ảnh trong cuốn album một cách thỏa đáng nhất.

Trước mắt, Hội sử học Việt Nam sẽ tổ chức một buổi triển lãm toàn bộ số ảnh trên vào ngày 19/8 tại Bảo tàng Hà Nội. Tiếp đó sẽ tiến hành lưu giữ vĩnh viễn bằng công nghệ hiện đại nhất. Tôi muốn sử dụng càng rộng rãi càng tốt.

Một trang trong cuốn anbum ảnh quý giá này. Ảnh: Tuấn Linh.

– Theo ông điều gì khiến Nhà sử học Pháp Đờ Vile trao tặng lại ông cuốn album này?

–  Tôi cho rằng lý do là bởi ông tự coi mình là một người bạn thân thiết của Việt Nam.

Nhà sử học Pháp  Deville xuất thân từ một nhà báo nổi tiếng của Pháp. Ông có mặt ở Sài Gòn từ trước cách mạng tháng 8. Lúc bấy giờ ông làm việc cho tờ Le Mond  (Thế Giới) và thường trú ở Sài Gòn. Sau 1945, ông có mặt tại Hà Nội đến tháng 6/1946. Lúc bấy giờ ông là một nhà báo nên công việc chính là săn tin, chụp ảnh. Và với tư cách là một nhà báo nước ngoài không phải chỗ nào ông cũng vào được. Vì thế, bộ ảnh không phải do ông trực tiếp chụp mà do Ban thông tin của Việt Minh trao tặng. Điều này chứng tỏ ông được vô cùng tin tưởng. Ông đã giữ gìn bộ ảnh từ đó đến nay mà không hề dùng trong bất cứ cuốn sách nào của ông.

Sau này, Deville bảo vệ luận án tiến sĩ và trở thành giáo sư sử học. Ông đeo đuổi và nghiên cứu Việt Nam ở nhiều phương diện. Ông từng viết cuốn sách Chiến tranh ở Đông Dương và dày công nghiên cứu và có công trình rất nổi tiếng về chiến tranh. Trong đó, có một cuốn được dịch như Từ Paris đến Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Bằng nguồn lưu trữ lớn lưu trữ tại Pháp, ông nghiên cứu và chứng minh rằng, để xảy ra cuộc chiến tranh Việt – Pháp là một sai lầm rất đáng tiếc. Nguyên nhân và trách nhiệm để xảy ra điều đó là hoàn toàn là lỗi của chính quyền Pháp. Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm tất cả những gì có thể làm được để trì hoãn chiến tranh và ngăn cản chiến tranh nhưng không thể nào tránh được và vì độc lập tự do, vì đất nước và những người dân Việt đã phải chấp nhận cuộc chiến này. Đó là kết luận hết sức quan trọng.

Đứng về phẩm chất của một nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử thì đây là một người hết sức trung thực.

Giáo sư Phan Huy Lê cho biết, các bức ảnh gốc đang được ông tính toán kỹ, ông sẽ không giao toàn bộ cuốn album này cho một cơ quan duy nhất mà sẽ tiến hành phân loại ảnh, giao cho từng cơ quan liên quan. Chẳng hạn, số ảnh tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, sẽ giao cho bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ… đúng với chức năng của cơ quan đó để những bức ảnh phát huy được hết giá trị của nó.

Cũng theo Giáo sư Lê, ông sẽ gọi cuốn album này là Album của Philip Deville.

Theo Đất Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *