Bên bờ hạnh phúc

Bầu Đức soán ngôi đầu trong Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán, tròn một tháng sau khi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai niêm yết cổ phiếu. Tổng tài sản của các thành viên trong câu lạc bộ này đạt gần 2,6 tỷ USD.

Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức

Vượt qua khoảng 4.000 ứng viên trong bảng xếp hạng, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) đã giành vị trí quán quân với 6.160 tỷ đồng cổ phiếu HAG. Khởi nghiệp từ một xưởng nhỏ ở Gia Lai chuyên đóng bàn ghế cho học sinh, Bầu Đức cùng các cộng sự dần phát triển công ty thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành, từ trồng rừng, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng tới phát triển bất động sản, du lịch và kinh doanh bóng đá.

Tại thời điểm cổ phần hóa năm 2006, Hoàng Anh Gia Lai có số vốn điều lệ gần 296 tỷ đồng. Hơn hai năm sau, khi công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, số vốn này tăng gấp 6 lần, lên mức 1.798 tỷ đồng. Tính theo giá đóng cửa ngày 31/12/2008, giá trị vốn hóa của Hoàng Anh Gia Lai lên đến 11.328 tỷ đồng, tương đương 2,5% quy mô toàn thị trường.

Ngoài Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức, 2 thành viên khác của Hoàng Anh Gia Lai cũng góp mặt trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2008. Trong đó, em trai xếp thứ 50, nắm hơn 143 tỷ đồng cổ phiếu HAG. Một vị phó tổng giám đốc công ty đứng cuối bảng, với số tài sản 54,2 tỷ đồng.

Trong lần công bố năm ngoái, chúng tôi đã sử dụng nguồn dữ liệu thu thập được ở cáo bạch và thông tin công bố của 237 công ty. Tổng tài sản (tính bằng giá trị cổ phiếu nắm giữ chốt vào cuối phiên giao dịch 28/12/2007) của 2.900 cá nhân có tên trong cáo bạch đạt gần 85.000 tỷ đồng, tương đương 5,4 tỷ USD, chiếm 7,6% GDP của Việt Nam.

Năm 2008, có thêm một thành viên của Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (Saigon Investment Group) lên sàn, đó là Công ty công nghệ viễn thông Sài Gòn (mã chứng khoán SGT), giúp Chủ tịch Đặng Thành Tâm có dịp công khai thêm nhiều cổ phiếu đang sở hữu. Tuy nhiên do thị trường tuột dốc, khối lượng cổ phiếu khổng lồ của ông Tâm (45 triệu KBC, 7,4 triệu ITA và 13,86 triệu SGT) chỉ có giá trị tương đương 3.280 tỷ đồng. Giá trị tài sản giảm gần một nửa so với năm 2007, ông Tâm phải nhường vị trí số 1 cho Bầu Đức, và lui về hàng thứ 3.

Doanh nhân trẻ Phạm Nhật Vượng vẫn duy trì vị trí á quân, nhờ Công ty Vinpearl – "người anh em" của Vincom – niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn TP HCM. Với 49 triệu cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng.

Danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán năm nay được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của 310 công ty (trong tổng số 345 đơn vị đang niêm yết cổ phiếu ở Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Hà Nội, tính đến 31/12/2008).

Gần 4.000 cá nhân được liệt kê trong cáo bạch của các công ty nói trên, với tổng tài sản bằng cổ phiếu (theo giá chốt ngày 31/12/2008) đạt 44.359 tỷ đồng, tương đương 3% GDP. 85% số tài sản này thuộc sở hữu của 100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2008. Trong đó, 66 sếp nam nắm gần 28.000 tỷ đồng. Phần còn lại thuộc về 34 phụ nữ.

Top 100 của năm 2008 chào đón 16 thành viên mới, đa phần đến từ các doanh nghiệp mới lên sàn như Vinpearl, Hoàng Anh Gia Lai, Hoa Sen… 2 nhân vật thuộc hai công ty niêm yết trước 2008, song mới gia nhập Top 100 nhờ số cổ phiếu do bố tặng. Chỉ 15 VIP có tài sản gia tăng so với năm 2007. Tài sản của 85 trường hợp còn lại sụt giảm gần 40.000 tỷ đồng, chủ yếu do sự đi xuống của thị trường.

Top 20 người giàu trên TTCK 2008:

Thứ bậc Họ và Tên Doanh nghiệp Tài sản
(tỷ đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Theo VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *