Bên bờ hạnh phúc

Ảnh minh họa

1. Sử dụng biện pháp phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc để hút tiền về từ lưu thông (Quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày 13/2/2008).

Biện pháp này tạo nhiều thuận lợi hơn cho các ngân hàng so với biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Do lãi suất tín phiếu cao hơn lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc cùng thời điểm và đối tượng mua tín phiếu là các ngân hàng có quy mô huy động vốn lớn, trong đó không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần nông thôn, quỹ tín dụng nhân dân.

Từ ngày 21/10/2008, NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng thanh toán trước hạn tín phiếu NHNN bắt buộc nếu có nhu cầu.

2. Quy định trần lãi suất huy động VND để chấm dứt cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng

Biện pháp này được NHNN áp dụng từ ngày 26/2/2008 đến ngày 15/5/2008. Đây là biện pháp hành chính cần thiết và kịp thời nhằm lập lại trật tự và giữ ổn định thị trường tiền tệ.

Ngoài ra, NHNN hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản thông qua công cụ tái cấp vốn.

3. Ban hành cơ chế điều hành lãi suất cơ bản mới.

Sau 6 năm thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận, kể từ ngày 19/5/2008, NHNN đã thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với Luật NHNN và Bộ luật Dân sự, trong đó các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ.

Với cơ chế này, lãi suất cơ bản đã trở thành công cụ điều hành chính sách tiền tệ hữu hiệu của NHNN và thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của các tổ chức tín dụng mà của cả nền kinh tế.

4. Lãi suất cơ bản được điều chỉnh linh hoạt chưa từng có.

Trước những diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình kinh tế trong và ngoài nước năm 2008, NHNN đã điều chỉnh lãi suất cơ bản tới 7 lần, trong đó có 3 lần điều chỉnh tăng (từ mức 8,25%/năm lên 8,75%, 12% và 14%/năm) nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng; 4 lần điều chỉnh giảm (từ 14%/năm xuống 13%, 12%, 11% và 8,5%/năm) nhằm nới lỏng từng bước chính sách tiền tệ, góp phần ngăn chặn đà suy giảm kinh tế.

Với sự điều chỉnh này, mức ấn định lãi suất cho vay tối đa của các TCTD đối với khách hàng đã giảm từ mức 21%/năm xuống 12,75%/năm; mặt bằng lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng hiện nay thấp hơn so với cuối năm 2007.

5. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tín phiếu NHNN bắt buộc phát huy tác dụng đắc lực trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

Để hỗ trợ tăng trưởng hợp lý trong bối cảnh kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất tín phiếu bắt buộc (từ 7,8% lên 13%/năm kể từ ngày 1/7/2008) và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc (từ 1,2% lên 3,6%/năm kể từ ngày 1/9/2008, lên 5%/năm kể từ ngày 01/10/2008 và lên 10%/năm kể từ ngày 21/10/2008) nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thấp hơn mức ấn định lãi suất kinh doanh tối đa.

Đến thời điểm hiện nay, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc là 9%/năm và lãi suất tín phiếu NHNN bắt buộc là 4,5%/năm.

6. Biên độ ấn định tỷ giá mua – bán đồng Đôla Mỹ của các tổ chức tín dụng được nới rộng tới 3 lần trong năm.

Để tạo sự chủ động, linh hoạt hơn cho các tổ chức tín dụng trong ấn định lãi suất kinh doanh trước diễn biến cung cầu ngoại tệ có nhiều biến động phức tạp, khó lường, trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần nới rộng biên độ ấn định tỷ giá mua – bán đồng Đôla Mỹ của các tổ chức tín dụng từ mức ±0,75% lên ±1%, ±2% và ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Đây là tần suất nới rộng chưa từng có từ trước tới nay.

7. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng 2 lần được điều chỉnh tăng với mức độ lớn.

Trước tình trạng nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2008 tăng cao làm ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô, cùng với các biện pháp can thiệp khác, ngày 10/6/2008, NHNN đã điều chỉnh tăng 2% tỷ giá bình quân liên ngân hàng (từ 16.139VND/USD lên 16.461VND/USD).

Biện pháp này đã tạo ra mặt bằng tỷ giá mới, góp phần khuyến khích xuất phần và hạn chế hiệu quả nhập siêu.

Cũng với mục đích đó, ngày 25/12/2008, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 3% (lên mức 16.989VND/USD) nhằm tạo ra mặt bằng tỷ giá mới cho năm 2009, góp phần hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, đảm bảo sự bền vững của cán cân thanh toán quốc tế và hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá tăng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.

8. Yêu cầu các tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định xét duyệt hồ sơ đề nghị vay vốn.

Đây là một bước đi quan trọng nhằm tạo sự bình đẳng và minh bạch hơn trong quan hệ tín dụng giữa TCTD và khách hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Cùng với việc quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định xét duyệt hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng, các TCTD phải nêu rõ căn cứ từ chối và thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong trường hợp từ chối cho vay và đồng gửi NHNN chi nhánh trên địa bàn.

9. Thiết lập đường dây nóng tại 4 đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Trước những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trong thời gian qua, từ ngày 1/7/2008, NHNN đã thiết lập đường dây nóng tại 4 đơn vị thuộc NHNN trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh để nắm bắt, xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị liên quan đến hoạt động ngân hàng của doanh nghiệp, người dân.

Trong 2 tháng đầu thiết lập, đường dây nóng của NHNN đã tiếp nhận lượng thông tin phản ánh rất lớn (hơn 2.000 phản ánh). Những thông tin này đã được NHNN kiểm tra, xử lý kịp thời, trong đó đã yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm điểm, kỷ luật, cách chức một số chức danh lãnh đạo và cán bộ, nhân viên có sai phạm.

Biện pháp này đã góp phần quan trọng duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngân hàng, củng cố lòng tin của doanh nghiệp, người dân đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam và được dư luận trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao.

Kênh thông tin này không chỉ có ích cho Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành mà còn giúp người dân hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn chủ trương, chính sách và các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

10. Củng cố vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố.

Năm 2008, vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố được củng cố và phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhất là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Biện pháp này đã giúp NHNN nắm bắt sát hơn, kịp thời hơn tình hình thực tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong phạm vi cả nước, từ đó có những biện pháp ứng phó, xử lý hiệu quả hơn, đặc biệt là trong những thời điểm thị trường có những diễn biến phức tạp, khó lường.

Theo Website NHNN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *