Bên bờ hạnh phúc

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp trong GDP, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt chương trình phát triển làng nghề nông thôn đến năm 2020. 

Làng nghề gạch, gốm ở Vĩnh Long

Chương trình phát triển làng nghề được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2008 đến năm 2010, tỉnh tập trung khôi phục các làng nghề truyền thống có tiềm năng, có nguy cơ bị mai một dần như: làng nghề làm cốm dẹp ở xã Đông Bình, sản xuất tàu hủ ky ở xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh), làng nghề bánh tráng nem ở xã Lục Sĩ Thành (huyện Trà Ôn), làng nghề chầm nón ở xã Long Phước (huyện Long Hồ).

Cũng trong giai đoạn 1, tỉnh đã tập trung phát triển các làng nghề có lợi thế như sản xuất gạch – gốm, trồng và se lỏi lát, đan thảm lục bình; đầu tư nâng cấp và phát triển các làng nghề chưa đạt tiêu chí như: sản xuất nhang ở Bình Minh, dệt chiếu thảm ở Long Hồ và kết hạt cườm ở một số địa phương.

Giai đoạn 2 từ 2011 đến 2020, song song với việc tiếp tục mở rộng qui mô và nâng cao hiệu quả sản xuất đối với các làng nghề hiện có, tỉnh Vĩnh Long sẽ phát triển mạnh các làng nghề mới như: chế biến khoai lang, hoa cây cảnh, đồ mộc, du lịch sinh thái, may thêu thủ công, trồng và sơ chế nấm rơm…

Tỉnh phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn chiếm 20 – 25% GDP của từng huyện, lao động thủ công tham gia ngành nghề nông thôn chiếm 18% trong tổng số lao động nông thôn.

Anh Kiệt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *