Bên bờ hạnh phúc

Để tăng năng suất, chất lượng nông sản, đồng thời, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và uy tín thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, hiện nay, ngành Nông nghiệp các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL đang khuyến khích nông dân áp dụng và mở rộng sản xuất nông sản, nhất là cây ăn trái, theo tiêu chuẩn GlobalGap.

Được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGap từ giữa tháng 09/2008, Hợp tác xã bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long bắt tay vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường số lượng để hướng tới thị trường xuất khẩu. Tính từ đầu năm 2009 đến nay, HTX đã xuất khẩu qua ủy thác được 200 tấn bưởi chất lượng cao sang thị trường các nước Đức, Canada, Hà Lan, Anh, Nga, Ucraina…đạt giá trị khoảng 2,4 tỉ đồng. Hiện nay, HTX đang liên kết với một số đơn vị trong và ngoài tỉnh để tìm đối tác xuất khẩu trực tiếp bưởi Năm Roi, mở thị trường tiêu thụ mạnh và tăng thêm lợi nhuận cho người sản xuất.

Để ngày càng có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap, Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long còn chọn thêm 2 loại trái cây đặc sản của tỉnh là nhãn (ở huyện Long Hồ) và chôm chôm (ở huyện Trà Ôn) để đưa vào quy trình sản xuất mới. Đây là 2 loại trái cây đang có thị trường xuất khẩu và giá cả ổn định, đặc biệt là đã được chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ trực tiếp khảo sát, đặt vấn đề nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Nhằm nâng cao kiến thức về quy trình canh tác nông sản theo tiêu chuẩn GlobalGap cho các HTX nông nghiệp; CLB sản xuất lúa giống và lãnh đạo các đơn vị có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng các mặt hàng nông sản, thủy sản, cuối tháng 9 vừa qua, Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert, thuộc Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam, đã phối hợp với Trung tâm Thông tin Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long tổ chức lớp tập huấn “Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm Globalgap”. Đây là chương trình kết nối nhà sản xuất nông nghiệp với các nhà phân phối, chế biến và người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Để nâng cao chất lượng và mở rộng mặt hàng nông sản theo tiêu chuẩn GlobalGap ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đang kết hợp với ngành Nông nghiệp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, TP Cần Thơ … nâng cấp cơ sở hạ tầng, qui hoạch vùng sản xuất, mở rộng mô hình kiểu mẫu từng loại cây ăn trái; đồng thời, đẩy mạnh hợp tác, xúc tiến thương mại trong & ngoài nước, xây dựng, quảng bá thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi để hàng nông sản, đặc biêt là trái cây đặc sản, có mặt ở thị trường Châu Âu

Lê Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *