Bên bờ hạnh phúc

Bác Hồ luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của các văn nghệ sĩ (ảnh minh họa).

Năm 1985, khi được đọc tập thơ bằng chữ Hán “Ngục trung nhật ký” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (được sáng tác trong thời kỳ Bác bị giam cầm ở nhà lao Trùng Khánh, giai đoạn 1942 – 1943), Lương y Lê Tương Ứng rất tâm đắc. Theo ông, tập thơ không chỉ là một tác phẩm văn học xuất sắc, mà còn là một cẩm nang sống động về cách sống, cách dưỡng sinh hoàn hảo.

Hưởng ứng cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học về Bác, Lương y Lê Tương Ứng đã rút ra từ tập thơ của Bác những bài học sống động. Tác phẩm dự thi của ông được xếp dạng thể loại văn học, có tựa đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua thi phẩm Ngục trung nhật ký”. Ông cũng là thí sinh dự thi có tuổi đời cao nhất.

Họa sĩ Nguyễn Lưu, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long, đến với cuộc thi sáng tác bằng tác phẩm mỹ thuật “Hưởng ứng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tác phẩm là sự kết hợp giữa ảnh chụp với các tư liệu sẵn có và qua xử lý vi tính. Tác phẩm thuộc thể loại tranh cổ động, thể hiện hình ảnh Bác với ánh nhìn tươi vui, sự tin tưởng của thế hệ thanh niên và các tầng lớp công nhân cùng quyết tâm học tập tấm gương ngời sáng của Bác. Phía trước và phía sau các gương mặt là các sản phẩm nông nghiệp được mùa và Khu Công nghiệp Hòa Phú của tỉnh.

Sau hơn 7 tháng phát động, cuộc thi thu hút 51 tác phẩm thuộc các thể loại văn học, sân khấu, âm nhạc, mỹ thuật và nhiếp ảnh của 31 tác giả tham dự. Trong đó có 22 tác phẩm nhiếp ảnh, 12 tác phẩm mỹ thuật, 8 tác phẩm sân khấu, âm nhạc và 9 tác phẩm văn học.

Khó có thể nói hết tình cảm kính yêu của văn nghệ sĩ Vĩnh Long đối với Bác Hồ. Mỗi bài viết, mỗi vần thơ, mỗi bức tranh,…đều gắn liền với mong ước của giới văn nghệ sĩ là được góp phần khắc họa hình ảnh, tấm gương ngời sáng của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam.

Ánh Tuyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *