Bên bờ hạnh phúc

Thời gian qua, nhiều nông dân ở huyện Vũng Liêm đã thực hiện khá thành công mô hình trồng lúa lai. Đặc biệt, những giống lúa này cho năng suất khá cao, tính kháng sâu bệnh và chịu phèn, mặn nên nông dân rất an tâm đầu tư sản xuất.

Điểm trình diễn giống lúa lai PAC 807

Trong 2 năm qua, ông Ngô Văn Sáu ở ấp Hiếu Thủ, xã Hiếu Nhơn đều giành riêng 1 ha mỗi vụ để sản xuất lúa lai theo phương pháp sạ thưa. Các giống lúa lai được ông chọn để sản xuất là P-A-C 807 và H-R 641.

So với các giống lúa thường, những giống lúa lai này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất ước đạt hơn 7 tấn/ha, chất lượng hạt gạo nhỏ, dài, không bạc bụng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt, các giống lúa này chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, kháng rầy nâu cao.

Lúa lai 3 dòng BJ 9911 cho năng suất ước đạt hơn 8 tấn/ha, cao hơn giống lúa thường từ 1 – 2 tấn/ha. Đặc biệt giống lúa này có chất lượng gạo hạt thon dài, trắng trong, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Từ hiệu quả sản xuất mô hình lúa lai ở địa phương, hiện nay, Phòng NN&PTNT huyện Vũng Liêm đã quy hoạch vùng sản xuất lúa lai với quy mô từ 5 – 10 ha. Số diện tích này tập trung ở các xã Hiếu Nhơn, Hiếu Thành và Tân An Luông.

Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia có diện tích trồng lúa lai hàng đầu thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Sau hơn 15 năm du nhập vào Việt Nam, các giống lúa lai đã góp phần mang lại những thành công nhất định trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, đáp ứng tốt nhu cầu chế biến xuất khẩu.

Với sự hỗ trợ của các ngành chức năng, sự nỗ lực của bà con nông dân, cây lúa lai sẽ có điều kiện phát triển ở ĐBSCL, một trong những vựa lúa lớn của cả nước.

Lê Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *