Bên bờ hạnh phúc

Thời gian qua, tình trạng người chăn nuôi không xử lý tốt chất thải, làm ô nhiễm nguồn nước ngày càng nhiều, gây bức xúc cho nhiều khu vực dân cư. Để khắc phục tình trạng này, đồng thời để gắn phát triển chăn nuôi, mô hình xây hầm biogas được xem là một trong những biện pháp đơn giản, ít tốn kém mà đạt được hiệu quả cao. Nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Long Hồ đang phát huy hiệu quả từ mô hình này.

Hầm biogas. Ảnh minh họa

Hơn 1 năm nay, việc chăn nuôi của gia đình bà Đỗ Thị Bé Bảy, ở ấp An Thạnh, xã An Bình không còn gây phiền hà cho bà con lối xóm bởi gia đình bà đã được Trạm Khuyến nông huyện Long Hồ hỗ trợ một phần kinh phí và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi.

Theo thiết kế, mỗi hầm biogas có thể tích 10met khối thì kinh phí xây dựng là 12,5 triệu đồng. Hầm biogas gồm có hai phần: phần chính là bể phân giải chất thải và phần phụ điều hòa áp suất. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con heo có thể xây dựng hầm biogas với thể tích từ 4 met khối đến 7 met khối, thu được lượng ga đủ để dùng làm khí đốt hoặc thắp sáng trong sinh hoạt cho một gia đình có 6 người.

Thực tế đã cho thấy, hiệu quả từ việc xây hầm biogas là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay, mô hình này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Từ đầu năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện chỉ có 25 hộ đăng ký xây dựng hầm biogas. Nguyên nhân là do các hộ chăn nuôi còn lúng túng trong kỹ thuật xây hầm.

Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi là biện pháp khoa học, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa thu được nguồn khí gas để dùng làm chất đốt hoặc thay thế điện thắp sáng. Các hộ chăn nuôi xây hầm đúng kỹ thuật sẽ đạt lợi nhuận kinh tế cao, đồng thời đảm bảo phát triển chăn nuôi một cách bền vững.

Phước Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *