Bên bờ hạnh phúc

Cũng như nhiều địa phương khác, ở huyện Bình Tân trước đây, phần lớn sau khi thu hoạch lúa xong, lượng rơm trên đồng được bà con đốt đi để làm vệ sinh đồng ruộng, gây lãng phí lớn. Những năm gần đây, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lượng rơm sau khi thu hoạch lúa từng bước được nông dân địa phương tận dụng làm màn phủ cây trồng và sản xuất nấm rơm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Việc trồng nấm rơm có vốn đầu tư thấp, thời gian từ lúc bắt đầu cấy meo đến khi thu hoạch ngắn và giá cả tương đối ổn định nên lợi nhuận khá cao

Từ việc khai thác có hiệu quả lượng rơm phế phẩm của một số hộ, gần đây, mỗi năm, nông dân xã Tân Hưng tận dụng rơm của trên 3.000 ha lúa để làm màn phủ cây màu và trồng nấm rơm.

Việc trồng nấm rơm có vốn đầu tư thấp, thời gian từ lúc bắt đầu cấy meo đến khi thu hoạch ngắn và giá cả tương đối ổn định nên lợi nhuận khá cao. Hiện nay, xã Tân Hưng có 14 hộ trồng nấm, mỗi hộ tận dụng rơm từ hàng trăm ha lúa trong năm. Do ít đất, trồng lúa kém hiệu quả, cây nấm rơm đang là nguồn thu nhập chính của bà con.

Anh Trần Thanh Hải, ngụ ấp Hưng Nghĩa, xã Tân Hưng, huyện Bình Tân đã có hơn 8 năm gắn với nghề trồng nấm. Mỗi năm, hộ anh Hải trồng từ 4 – 5 vụ nấm, mỗi vụ cần trên 45 ha rơm để ủ nấm. Nhờ có kinh nghiệm, có kỹ thuật trồng tốt nên năng suất nấm luôn đạt từ 300 – 350 kg/ha. Với giá bán từ 15.000 – 18.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ, gia đình anh thu lãi từ 17 – 18 triệu đồng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nghề trồng nấm rơm phát triển, huyện Bình Tân đã thành lập được tổ hợp tác sản xuất nấm. Tổ hợp tác ra đời đã giúp cho nông dân có điều kiện trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, vốn đầu tư cũng như tiêu thụ sản phẩm, hạn chế qua nhiều khâu trung gian để có lợi nhuận cao. Đồng thời, tổ hợp tác còn giải quyết việc làm cho người lao động, khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo.

Hồng Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *