Bên bờ hạnh phúc

Vài phút sau trận động đất mạnh 7,1 độ richter diễn ra tại Trung Quốc, các nhà khoa học tại Viện Vật lý địa cầu đã nhận được thông tin cảnh báo. Tuy nhiên, Việt Nam hầu như không chịu ảnh hưởng gì từ trận động đất kinh hoàng này.

PGS. TS Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý địa cầu cho biết, trận động đất mạnh 7,1 độ richter tấn công tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc vào sáng 14/4 nằm cách Việt Nam hàng nghìn km, nên tại thời điểm đó, hệ thống máy móc của Trung tâm chỉ ghi nhận được độ chấn động lan truyền thấp dưới 3,5 độ richter – nằm ở ngưỡng an toàn, không bị ảnh hưởng gì cả.

Tuy nhiên, Viện vẫn đang theo dõi chặt chẽ tín hiệu từ hệ thống cảnh báo quốc tế đã được kết nối với Việt Nam. Bởi Trung tâm Mạng lưới Động đất của Trung Quốc đã đưa ra thông báo dư chấn sẽ còn tiếp tục xuất hiện trong vài ngày tới.
Năm 2008, tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã xảy ra trận động đất tới 7,8 độ richter. Dư chấn của trận động đất đó đã lan đến tận Hà Nội, nhiều người dân có mặt trên các tòa nhà cao tầng đã cảm nhận rõ cơn chấn động với rung, lắc mạnh.

Theo nhận định của ông Phương, các tài liệu nghiên cứu khoa học đều không loại trừ khả năng Việt Nam có thể xảy ra động đất mạnh. Đặc biệt là ở khu vực vùng núi phía Bắc, bởi nơi đây là khu vực tập trung dày đặc các chấn tâm tạo ra các vết đứt gãy sâu. Xét trên bản đồ địa chất thì Hà Nội đang nằm trên vùng động đất cấp 8 (trên 6 độ richter). Tuy nhiên, chu kỳ xảy ra một trận động đất ở nước ta thường khá dài, có khi hàng trăm năm.

Trên thực tế, chuỗi thiết bị theo dõi của Viện Vật lý địa cầu đặt trên toàn quốc đã ghi nhận hàng chục đến hàng trăm vụ động đất nhỏ (1-2 độ richter) mỗi năm. Nhưng, với độ chấn động nhỏ như vậy mọi người không thể cảm nhận được.

Theo Dân trí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *