Bên bờ hạnh phúc

Cần sớm có kế hoạch cụ thể cho việc bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn. Ảnh Ngọc Linh

Cần có bộ chỉ thị quốc gia về ĐDSH

Theo ThS Hoàng Thị Thanh Nhàn, Cục Bảo tồn ĐDSH, nếu không có quan trắc ĐDSH thì không thể thực hiện tốt và hiệu quả công tác bảo tồn. Ở Việt Nam, đã có một số dự án, chương trình liên quan đến điều tra, giám sát đa dạng sinh học như giám sát chim, chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Tuy nhiên, chưa có tiếp cận tổng thể, hệ thống ở cấp độ quốc gia về vấn đề quan trắc ĐDSH.

Đến nay, đã có nhiều phương pháp được thực hiện để điều tra, giám sát, quan trắc ĐDSH. Tuy nhiên, các phương pháp cần được công nhận và thống nhất sử dụng trong cả nước. “Đây là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu để chính phủ sớm ban hành bộ chỉ thị quốc gia phục vụ quan trắc đa dạng sinh học”, bà Nhàn nói.

Tại hội thảo các nhà khoa học cũng kiến nghị trên cơ sở nghiên cứu khoa học cần xây dựng đề án tổng thể quan trắc đa dạng sinh học, quy hoạch bảo tồn ĐDSH.

TS Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, tất cả những kiến nghị của các nhà khoa học sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý có những kế hoạch cụ thể cho việc bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn trong thời gian tới.

Nghiên cứu cách “chung sống” với cây mai dương

Trước sự xâm hại nhanh chóng của cây mai dương (tên thường gọi của Mimosa pigra) tại dãy Trường Sơn làm ảnh hưởng đến chất lượng đất và các loài sinh vật khác song chưa có giải pháp hữu hiệu để triệt tiêu, các nhà khoa học kiến nghị: Nghiên cứu về các ứng dụng của Mai dương: thức ăn cho gia súc, trồng nấm; nên có những nghiên cứu các hoạt chất của cây mai dương để phục vụ cho lợi ích con người; cần có đánh giá đúng về cây mai dương, cả về tiêu cực và tích cực (như bên Thái Lan dùng nuôi cánh kiến), tìm chiến lược để “chung sống“ với mai dương.

Theo Đất Việt Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *