Bên bờ hạnh phúc

Các chuyên gia cho biết, chim cánh cụt Gentoo đã sử dụng "chất thải tế nhị" của mình để làm tan băng tuyết.

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Oxford (Anh) mới đây đã cung cấp hình ảnh cho thấy quá trình xây nhà, làm tổ của các chú chim cánh cụt Gentoo trên đảo Cuverville, vùng Nam Cực thuộc Úc.

Theo đó, những chú chim cánh cụt đã phóng "chất thải tế nhị" của mình trên băng để tạo thành mảnh đất riêng cho mình.

Theo các chuyên gia, các khu vực băng giá bao phủ bởi tuyết, băng thường thay đổi vào các thời điểm nhất định trong năm. Những chú chim cánh cụt đầu đàn thường tập hợp thành các nhóm lớn, và để lại những lớp chất thải trên băng.

Chim cánh cụt Gentoo

Màu tối của chất thải này sẽ hấp thụ ánh sáng Mặt trời từ Nam cực, phần nào thúc đẩy sự tan chảy của nước đá và để lại nhiều hố sâu – căn cứ địa hoàn hảo của chim cánh cụt Gentoo.

Gentoo hay Pygoscelis papua là giống chim cánh cụt nằm trong bộ hiếm nhất của các loài chim ở Nam Cực. Số lượng cá thể chim cánh cụt Gentoo chỉ ở khoảng 300.000 con, đang cư trú trên lục địa băng giá.

Chim cánh cụt Gentoo cái thường giao phối khoảng 5 lần mỗi năm, mỗi lần thụ thai sẽ cho ra đời 2 quả trứng. Bởi vậy sẽ không có gì quá ngạc nhiên khi những chú chim cánh cụt Gentoo ra sức xây tổ để bảo vệ trứng của mình.

Chúng có xu hướng đặt trứng trên đỉnh đồi của những "ngôi nhà" mới xây, thu thập những mảnh đá cuội ở xung quanh để khiến tổ thêm bền vững. 

Theo Tri thức trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *