Bên bờ hạnh phúc

1/08, 7:55 am Thập tam lăng đời Minh (4)

Cửa lớn của cung điện ngầm bị một tản đá chặn lại ở bên trong. Đội khảo cổ phải dùng một sợi dây thép và một thanh gỗ cỡ lớn mới có thể đẩy được tảng đá ra. Cuối cùng thì cánh cửa cung điện ngầm cũng được mở và nhân viên khảo cổ bước vào bên trong, sâu thẩm và tỉnh mịch.

Thập tam lăng đời Minh (3)
Thập tam lăng đời Minh (2)
Thập tam lăng đời Minh (1)


Nơi để quan tài của Vạn Lịch trong Định lăng

Một người trong nhóm khảo cổ đã kể lại cảm giác khi bước chân vào lăng mộ rằng bên trong im phăng phắc đến nổi làm người ta hoảng sợ. Cảm giác ghê rợn và lạnh lẽo thâm nhập vào trong xương tủy giống như đang bước vào cõi âm, đâu đâu cũng thấp thoáng bóng dáng của người chết, họ như đang đi, đang ngủ và thở rất khẽ.
Vài ngày sau khi mở cổng cung điện ngầm ở Định lăng, nhóm khảo cổ quyết định chính thức tiến hành công việc khai quật bên trong cung điện ngầm, đây là lần đầu tiên mọi người tận mắt nhìn thấy tình hình thật sự của cung điện ngầm hoàng lăng cổ đại Trung Quốc.

Bên trong cung điện ngầm là một tòa cung điện bằng đá có mái vòm hình tròn gồm có 3 đại điện: tiền điện, trung điện và hậu điện. Mọi người tiến vào tiền điện của cung điện ngầm. Dưới nền của tiền điện đặt rất nhiều thanh gỗ, phần lớn đã mục nát, sau này mọi người mới hiểu được rằng để tránh quan tài làm hỏng nền gạch lúc vào lăng, người xưa đã dùng cây gỗ để lót nền.

Nhân viên khảo cổ phải đi qua tiền điện rất dài để đến trung điện. Trong bóng tối, những chiếc ghế màu trắng hiện ra rất rõ so với các vật dụng khác được đặt tại nơi đây. Những chiếc ghế ngồi chôn sâu nơi đây được chế tác bằng đá màu trắng, trên ghế có khắc hoa văn hình con rồng, tượng trưng cho uy quyền tối cao của hoàng đế. Chủ nhân của những chiếc ghế là các linh hồn. Phía trước chiếc long kỷ là đồ đựng dùng trong lễ tế thần, trong cái liễn sành chứa đầy sáp đèn cầy. Đấy chính là đèn vạn niên được nhắc đến trong truyền thuyết dân gian. Các hoàng đế hy vọng lăng tẩm của mình luôn sáng rực như trong hoàng cung. Nhưng trong hơn 300 năm qua, không ai biết ngọn nến này đã tắt từ lúc nào.

Hai bên cung điện ngầm Định lăng có xây hai cung điện phụ, nơi đây mô tả kiến trúc Đông cung Lục cung dành cho phi tần trong Tử Cấm Thành. Hai cung điện phụ thông nhau bởi một đường đi nhỏ hẹp và nối liền với cung điện chính ở giữa.

Trong đêm tối tĩnh mịch, mọi người tiếp tục tiến lên phía trước và họ đã đến hậu điện, nơi sâu nhất trong cung điện ngầm. So sánh với hoàng cung trong Tử Cấm Thành, hậu điện giống như Tẩm cung lúc hoàng đế còn sống. Trước khi khai quật Định lăng, mọi người đã biết Định lăng là ngôi mộ hợp táng của Hoàng đế Vạn lịch và 2 vị hoàng hậu. Việc phát hiện 3 chiếc quan tài đã chứng thực về những điều ghi trong sách sử.

Trong lịch sử đời Minh, Vạn Lịch là vị hoàng đế có thời gian trị vì ngay vàng lâu nhất, cuộc đời hoàng đế của ông rất dài và tràn đầy sắc thái bi kịch. Ngay trong ngôi mộ vừa được khai quật cũng chứa đựng câu chuyện tình buồn bi thương và buồn bã.
Một buổi sáng năm 1572, cha của Hoàng đế Vạn Lịch tức Hoàng đế đời thứ 12 Chu Tải Hậu lâm bệnh qua đời, lúc bấy giờ Hoàng đế Vạn Lịch mới 10 tuổi đã kế vị ngai vàng. Mẹ của Vạn Lịch là người đàn bà cứng cỏi, bà muốn cho Vạn Lịch trở thành một vị hoàng đế anh minh. Vạn Lịch đã dành hết thời gian để học tập hết kinh điển truyền thống Nho gia. Và ông đã trưởng thành trong cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt. Khi Vạn Lịch đủ năng lực xử lý việc triều chính, ông đã gặp sự kiềm chế của các đại thần, ông giống như phạm nhân bị giam cầm trong Tử cấm thành.

Trong cuộc sống cung đình đơn điệu và bị kiềm chế đó, một phụ nữ thông minh hoạt bát đã mang đến niềm vui cho Vạn Lịch. Đấy chính là Phi tần Trịnh Quý Phi, rất được Vạn Lịch yêu chìu. Vạn Lịch rất muốn truyền ngôi cho con trai của Trịnh Quý Phi, việc này đã gặp phải sự phản đối của các quan viên với lý do đó không phải là con trai trưởng. Đây là thất bại lớn nhất của Hoàng đế Vạn Lịch vì ông không thể thay đổi được truyền thống của tổ tiên. Vạn Lịch tại vị được 48 năm và ẩn cư ở hậu cung Tử cấm thành suốt 30 năm. 20 năm cuối đời, Hoàng đế Vạn Lịch từ chối gặp mặt các quan viên và ẩn cư thật sự. Đây là một trong những chuyện ly kỳ nhất lịch sử Trung Quốc. Các quan viên đại thần đều biết sự tồn tại của ông nhưng không thể gặp được. Tấu sớ của quan viên và chỉ dụ của Hoàng đế đều thông qua các thái giám. Trên thực tế, có rất nhiều tấu sớ không nhận được phúc đáp của Hoàng đế, việc chính trị của đất nước đã bị tê liệt.< br />
Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *