Bên bờ hạnh phúc

Sau đời Hán, Trung Quốc bước vào thời đại Tam Quốc khói lửa ngút trời. Người Trung Quốc xem câu chuyện Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa huynh đệ ở vườn đào là một giai thoại.

Quan Vũ được người đời sau phụng thờ và được xem là tượng trưng cho nhân, nghĩa, trí. Trong cuộc chiến Kinh Châu nổi tiếng năm xưa, tướng quân Quan Vũ của nhà Thục bị quân nước Ngô bắt được. Lúc sắp chết, Quan Vũ vẫn không hề khuất phục kẻ thù. Tướng quân bắt được Quan Vũ lập công lao lớn cho nước Ngô tên là Chu Nhiên.

Tháng 6/1984, ở thành phố Mã Yên Sơn – tỉnh An Huy, các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện mộ táng của Chu Nhiên. Ngôi mộ này có hơn 140 vật tùy táng, trong đó có hơn 80 đồ dùng phủ sơn. Những đồ sơn này mang lại cảm giác kinh ngạc cho mọi người, không phải vì tính thực dụng của nó, mà vì đó là một loại nghệ thuật đặc sắc và mới mẻ.

So với đồ sơn thời Hán và thời Chiến Quốc, hoa văn trang sức trên bề mặt đồ sơn không chỉ đơn giản, mà còn sử dụng hoa văn đậm, hơn nữa, họ còn dùng những bức tranh đa dạng để trang trí nên đồ sơn tràn đầy hơi thở cuộc sống. Đề tài hội họa rất rộng rãi, bao gồm câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian và hình tượng thần – quỷ trong tín ngưỡng dân gian.

Đề tài hội họa trên đồ sơn rất rộng rãi, bao gồm câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian và hình tượng thần – quỷ trong tín ngưỡng dân gian

Từ công nghệ chế tác cho đến nghệ thuật, đồ sơn thời Tam Quốc đã kế thừa công nghệ truyền thống tốt đẹp đời Hán. Bên cạnh đó, đồ sơn thời Tam Quốc có sự phát triển riêng, đặc biệt là nội dung bức tranh sơn.

Trong sự phát triển về sau, một số công nghệ mới được hấp thu vào trong công nghệ chế tác đồ sơn. Nghệ thuật chạm sơn chính là chạm khắc hoa văn nhân vật, sơn thủy lên phôi có quét lớp sơn dày từ vài chục lớp đến vài trăm lớp. Nếu dùng nước sơn màu đỏ thì gọi là chạm sơn màu đỏ. Quá trình của công nghệ chạm sơn rất phức tạp. Chế tác một sản phẩm chạm sơn thủ công hao tốn thời gian từ 3 đến 5 tháng, thậm chí mất nhiều năm mới hoàn thành. Đến giữa năm Vĩnh Lạc Minh Thành Tổ, nền kinh tế phát triển phồn vinh, chế tác đồ sơn đã đạt đỉnh cao trong lịch sử.

Hoàng thất nhà Thanh tiếp tục theo đuổi đồ dùng phủ sơn xinh đẹp. Họ tôn sùng phong cách phức tạp và tỉ mỉ. Đồ sơn dùng nguyên liệu vàng bạc trang trí thịnh hành một thời. Kỹ nghệ khảm nạm được sử dụng phổ biến.

Hoàng đế Ung Chính rất yêu thích đồ sơn mạ vàng. Hoàng đế Càn Long yêu quý đồ dùng phủ sơn hơn cha ông. Vào đời Càn Long, việc sản xuất đồ dùng phủ sơn đạt đến đỉnh cao. Tác phẩm đồ sơn đẹp và quý giá đã sáng tạo ra nhiều chủng loại và hoa văn.

Hình hoa văn điêu khắc đã thể hiện khuynh hướng thẩm mỹ, phong cách và diện mạo văn hóa Trung Quốc thời kỳ đó. Tuy chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ trong hoàng cung, không phổ biến ra bên ngoài, nhưng dân gian Trung Quốc cũng có một lượng lớn thợ chế tác giỏi tiến hành nghiên cứu sáng tạo công nghệ đồ sơn.

Phúc Châu được gọi là quê hương của công nghệ đồ sơn rút cốt ra Trung Quốc. Đồ sơn rút cốt ra, cảnh thái lam và gốm sứ Cảnh Đức trấn được gọi là 3 công nghệ lớn quý giá của Trung Quốc.

Công nghệ đồ sơn rút cốt ra bắt nguồn đời Hán. Theo truyền thuyết, người phát minh đồ sơn rút cốt ra tên Thẩm Thiệu An. Cửa hàng họ Thẩm nằm gần Song Phao Kiều – thành phố Phúc Châu. Vào giữa năm Càn Long đời Thanh, đồ sơn rút cốt ra với kích thước lớn do cửa tiệm họ Thẩm sản xuất đã nổi tiếng khắp nơi, từng là cống phẩm vào hoàng cung.

Đầu năm 1912, hậu nhân của Thẩm Thiệu An nhận được lệnh vào hoàng cung chế tác đồ sơn cho Hoàng đế, nhưng chưa kịp xuất phát thì nhận được tin Hoàng đế Tuyên Thống thoái vị. Chế độ phong kiến Trung Quốc đã kết thúc, đồ sơn cổ đại Trung Quốc đã đi hết con đường phát triển dài đăng đẳng của nó và ra khỏi hoàng cung, hòa nhập vào dân gian.

Đồ sơn thời đại khác nhau hát lên những giai điệu khác nhau, có đồ sơn mộc mạc chất phát, có đồ sơ tự nhiên thanh thoát, có đồ sơn sang trọng trang nhã. Đồ sơn cổ đại Trung Quốc từ lúc bắt đầu là nghệ thuật kết hợp giữa thực dụng và thẩm mỹ. Vẻ bóng mịn mê hoặc lòng người, màu sắc tươi sáng, hoa văn trang trí rực rỡ đã tạo nên một thế giới xinh đẹp tràn đầy ánh sáng lấp lánh.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *