Bên bờ hạnh phúc

Trải qua mấy trăm năm phát triển của thời kỳ Chiến Quốc, đồ sơn đã chào đón thời kỳ hoàng kim vào thời Tây Hán. Vào thời đó, đồ sơn chỉ được sử dụng trong tầng lớp trung và thượng lưu vì giá của đồ sơn rất cao.

Đồ dùng phủ sơn còn tượng trưng cho sự đặc quyền và giàu có của các quý tộc nhà Hán

Giá của một chiếc ly có phủ sơn tương đương với 10 chiếc ly đồng. Vì thế, đồ dùng phủ sơn còn tượng trưng cho sự đặc quyền và giàu có của các quý tộc nhà Hán.

Quý tộc hóa đồ sơn đã thúc đẩy sự phát triển hoàn thiện và tiến bộ công nghệ chế tác. Những món đồ sơn đời Hán đã cho biết công nghệ chế tác đồ sơn không chỉ liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội mà phong cách nghệ thuật cũng rất đơn giản súc tích và tự nhiên. Vào thời Tây Hán, đồ dùng được phủ sơn rất được mọi người ưa chuộng giống như đồ đồng trước kia.

Đồ sơn khai quật ở các khu vực khác không thể sánh bằng đồ sơn tìm thấy ở Mã Vương Đôi. Mộ đời Hán ở Mã Vương Đôi chính là viện bảo tàng đồ dùng được phủ sơn thời Tây Hán. Nó đã thể hiện đầy đủ văn hóa đồ sơn thời kỳ Tây Hán.

Quan tài được phủ sơn của Đại Hầu Phu Nhân có tổng cộng 4 lớp

Quan tài được phủ sơn của Đại Hầu Phu Nhân là vật mai táng được bảo tồn nguyên vẹn nhất hiện nay. Từ bên trong ra bên ngoài tổng cộng có 4 lớp quan tài. Bên ngoài cùng là quan tài màu đen trang nghiêm, không có hoa văn trang sức.

Lớp quan tài thứ hai là màu đen có vẽ hoa văn, trên nền màu đen, người xưa dùng màu vàng óng vẽ ra hoa văn hình gợn mây biến đổi phức tạp. Những gợn mây này lượn vòng quanh, giống như hình chữ ‘hồi’, có lúc chuyển động năm ngang, bỗng nhiên đâm thẳng, ví như là một tác phẩm liền mạch. Đan xen giữa các đường vân là 111 con quái thú hoặc thần tiên. Sức tưởng tượng của hình hoa văn vô cùng phong phú, nét vẽ đậm tràn đầy vẻ mộc mạc và sự bí ẩn thời kỳ xa xưa.

Lớp quan tài bên ngoài mang vẻ trang nghiêm, không có hoa văn trang trí

Lớp thứ ba là quan tài quét sơn màu đỏ có hoa văn. Trên nền màu đỏ, người xưa dùng màu xanh, màu hạt dẻ và màu vàng vẽ ra vô số bức tranh mang ý nghĩa điềm lành. Người xưa đã vẽ 6 con rồng, 3 con hổ, 3 con nai, một con chim phụng và một tiên nhân. So với quan tài bên ngoài thì quan tài lớp thứ 3 sang trọng lộng lẫy gấp bội. Trong rất nhiều màu sắc còn xuất hiện gam màu nhạt rất khó phối với nước sơn tự nhiên như màu vàng, màu trắng. Điều này cho thấy, công nghệ đồ dùng phủ sơn lúc bấy giờ đã đạt đến trình độ mới.

Lớp thứ ba là quan tài quét sơn màu đỏ có hoa văn

Quan tài bên trong cùng quét màu đen, không có hoa văn hoặc bức tranh sơn, mà bên ngoài lớp sơn màu đen có bó vải lụa và gấm.

Vào đời Hán, đồ đồng đã rút lui khỏi vũ đài lịch sử. Chế độ lễ nghi thời kỳ đầu trở thành truyền thuyết, một số lễ khí rất quý trọng cũng được thay thế bằng đồ sơn. Mộ Hán Mã Vương Đôi đã cho người đời sau nhìn thấy lễ khí đồ sơn độc đáo rất hiếm thấy trong các ngôi mộ đời Tây Hán. Trong đồ sơn Mã Vương Đôi, phần lớn là đồ dùng trong sinh hoạt, có dụng cụ ăn uống, đồ dùng gia đình, binh khí và dụng cụ giải trí.

Trong đồ sơn Mã Vương Đôi, phần lớn là đồ dùng trong sinh hoạt

Đồ sơn mộ Hán Mã Vương Đôi được xem là kiệt tác trong đồ sơn đời Hán. Đồ sơn bóng mịn, hoa văn đơn giản mộc mạc, biến đổi không lường phối hợp với màu màu sắc diễm lệ không có gì sánh bằng. Nhưng đáng tiếc, sự huy hoàng này duy trì không được bao lâu và đồ sơn không thoát khỏi vận mạng lịch sử như đồ đồng. Sau đời Hán, đồ sứ thâm nhập vào đời sống con người, đồ sơn dần rút lui khỏi vũ đài lịch sử.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *