Bên bờ hạnh phúc

Di tích cung điện Coudenberg, tọa lạc tại thủ đô Brussels – Bỉ, nằm cách quảng trường Grand Palace khoảng 600 km. Công trình dưới lòng đất này là di chỉ được xây dựng vào thế kỷ XVI. Hệ thống hành lang và phòng ốc của cung điện được bố trí tựa như một mê cung.

Cung điện Coudenburg được xây dựng bằng đá vào thế kỷ XVI có bố cục tựa như một mê cung

Nơi đây vốn là cung điện khổng lồ bằng đá dưới nhiều triều đại. Công trình bề thế này là sự thể hiện quyền lực tối cao của Brussels lúc bấy giờ. Cung điện từng là nơi cư ngụ của nhiều nhân vật quan trọng trong bộ máy chính quyền thành phố.

Trong cung điện có một bức họa có niên đại từ thế kỷ XVI. Bức tranh mô tả quang cảnh một buổi thiết triều, trung tâm của bức tranh là nhân vật quan trọng – Hoàng đế Carlos Đệ nhất của Tây Ban Nha – người từng thống trị Brussels vào thời gian này.

Trung tâm của sự chú ý là những hình ảnh chạm khắc tựa như tác phẩm hội họa, trang trí công phu trên toàn bộ phần tường trong một gian phòng của cung điện. Nó được đánh giá là một trong những kiệt tác tranh khắc đá thời Trung cổ của nước Bỉ. Những bức tranh ở trong cung điện thật lớn và đẹp. Chúng phủ khắp toàn bộ phần tường và trần của gian phòng.

Những bức tranh là sản phẩm dệt nổi tiếng của Brussels, chúng hoàn toàn được làm bằng thủ công. Ngành dệt từng phát triển rất thịnh vượng ở Brussels và nó đã mang lại nguồn lợi không nhỏ cho thành phố. Tay nghề của những thợ thủ công dệt ở Brussels đạt đến mức hoàn hảo. Có thể nói, thảm dệt của Brussels đại diện cho kỹ năng đỉnh cao của ngành dệt thảm Châu Âu.

Hiện nay, ở ngoại ô Brussels vẫn còn một làng nghề chuyên sản xuất thảm dệt thủ công như cách đây nhiều thế kỷ. Theo phương pháp dệt truyền thống, sợi dọc là những sợi chỉ màu trắng, tất cả họa tiết và hình ảnh trên thảm đều được tạo nên từ sự phối hợp màu sắc của nhiều loại sợi ngang. Để tạo nên nét quyến rũ cho tác phẩm, sợi ngang có thể dùng nguyên liệu là sợi tơ, sợi vàng, sợi bạc… Vì phải làm hoàn toàn bằng thủ công và buộc phải chăm chút trong từng chi tiết nên một bức tranh thảm thêu khổng lồ phải cần đến 5 thợ thủ công làm việc ròng rã trong nhiều năm mới có thể hoàn thành.

Tòa thị chính được đánh giá là có kiến trúc Gothic đẹp bậc nhất ở Châu Âu.

Đối với những người thợ dệt thảm, việc quan trọng đầu tiên là phải chọn màu chỉ ngang sao cho phù hợp với từng hoa văn trên hình mẫu. Trong lúc dệt, người thợ dệt phải tự phán đoán từng bước tiếp theo để tất cả các chi tiết đều hài hòa, đường chỉ và màu sắc không xáo trộn. Đó là một công việc khó khăn và để làm tốt công việc, họ phải sử dụng đến kinh nghiệm tích lũy nhiều năm và năng khiếu bẩm sinh. Người thợ dệt thủ công gọi kỹ năng đỉnh cao đó là “Asilk”. Kỹ thuật này giúp tạo nên những tác phẩm sống động như thật. Đề tài của tranh thảm xoay quanh tín ngưỡng và đời sống hằng ngày.

Ngành công nghiệp dệt tranh thảm phát triển cực thịnh vào thế kỷ XVI với dòng sản phẩm thảm sợi len. Chúng được dùng làm vật trang trí chủ lực ở các cung điện và lâu đài trên khắp Châu Âu.

Nghiệp đoàn dệt thảm Brussels đã rất nỗ lực để giữ gìn và bảo vệ kỹ thuật Asilk đỉnh cao của họ. Trên từng tác phẩm có nguồn gốc từ thành phố đều được đánh dấu bằng ký hiệu B – B, có nghĩa là vùng Brahant của Brussels.

Cho đến ngày nay, thành phố nổi tiếng này của Vương quốc Bỉ vẫn bảo quản tốt những giá trị văn hóa cổ xưa, và tranh dệt thảm cũng không ngoại lệ. Tại Brussels, mọi ngành nghề đều được tôn vinh, từ thợ đẽo đá, người sản xuất bia đến các nghệ nhân dệt thảm. Trong suy nghĩ của cư dân địa phương, tất cả ngành nghề chân chính đều đã góp phần hình thành nên thành phố Brussels ngày nay.

Nhà thờ St Michael

Để cầu mong sự an lành vào trong cuộc sống cũng như sự bình yên cho thành phố, cư dân Brussels đặt niềm tin của họ vào vị thánh bảo hộ – thiên sứ Michael. Người dân Brussels tin rằng, thiên sứ sẽ diệt trừ những thế lực xấu. Tại vị trí trên đỉnh tháp cao của Tòa thị chính, thánh Michael sẽ giám sát toàn bộ thành phố.

Thế kỷ XVI là thời kỳ hoàng kim của những nghiệp đoàn. Đây là lúc họ có quyền tự do xây dựng nên những công trình kiến trúc nguy nga nhằm biểu trưng ngành nghề của họ. Quảng trường Grand Palace là nơi các nghiệp đoàn phô trương sự giàu có và giới kiến trúc thể hiện tài năng.

Tượng thánh Michael trên đỉnh tháp cao tòa thị chính

Đến thế kỷ XVIII, khi Brussels bị chi phối bởi quyền lực của Nữ hoàng Theresa và sau đó là Hoàng đế Napoleon thì những ngôi nhà của nghiệp đoàn bị sung vào công sản và nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, điều đó không thể dập tắt truyền thống phát triển ngành nghề của Grand Palace. Nghề thủ công mới ra đời, tạo ra những sản phẩm mới nổi tiếng cho Brussels. Hiện nay, ở Brussels vẫn còn khá nhiều người theo đuổi nghề sản xuất ren. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ren là sợi lanh – loại thực vật có nhiều ở Brussels. Ngày xưa, phụ nữ địa phương đã sử dụng sợi lanh để tạo nên những sản phẩm thủ công rất đẹp và tinh tế.

Đến thế kỷ XVIII, nghề thủ công đan ren phát triển thành một ngành công nghiệp quan trọng của thành phố. Nghề này đã trở thành một nét văn hóa của Brussels. Kiểu mẫu và hoa văn của ngành đan ren phát triển rất mạnh, có thời điểm, nó đã trở thành phụ trang không thể thiếu của các bậc vua chúa, hoàng hậu và giới quý tộc Châu Âu. Chúng được sử dụng trong những dịp lễ đặc biệt và những buổi lễ quan trọng của triều đình. Nữ hoàng Theresa của nước Áo cũng đã từng đam mê những sản phẩm ren của Brussels một cách cuồng nhiệt. Bà đã góp phần tạo nên danh tiếng cho ngành đan ren của thành phố và quảng bá nó ra khắp Châu Âu.

Quảng trường Grand Palace vẫn luôn là niềm tự hào của Brussels. Vào tháng 8 hằng năm, rất nhiều xe tải lớn từ các ngã đường lại đổ về Grand Palace. Chúng chỉ chở một thứ duy nhất, đó là hoa. Có rất nhiều loại hoa đủ màu sắc tập trung về quảng trường. Theo ước tính, có khoảng 600.000 bông hoa được đưa đến Grand Palace vào dịp này. Lượng hoa khổng lồ này được dùng để kết thành thảm hoa khổng lồ dùng trong lễ hội hoa – một sự kiện văn hóa trọng đại của thành phố.

 

Mọi người tham gia kết thảm hoa khổng lồ dùng trong lễ hội tại Grand Palace

Thảm hoa được thực hiện mỗi hai năm một lần. Những người kết thảm hoa đều có kinh nghiệm. Mỗi người đều nỗ lực hết mình để tạo nên bầu không khí tươi tắn cho quảng trường. Ánh nắng mặt trời càng khiến cho tác phẩm hoa trở nên rực rỡ sắc màu và bừng sáng cả không gian.

Thanh Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *