Bên bờ hạnh phúc

Tỉnh Phúc Kiến nằm ở vùng Đông Nam Trung Quốc có nhiều ngôi nhà rất độc đáo mà bạn không thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Mái nhà hình tròn khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh của các vật thể bay.

Quần thể thổ lầu Sơ Khê, Phúc Kiến

Hình dáng độc đáo của chúng đã thu hút sự chú ý của nhiều người từ khắp nơi trên thế giới. Những công trình kiến trúc kỳ lạ làm bằng đất ở tỉnh Phúc Kiến được gọi là thổ lầu. Người Hăk-ka đã xây dựng nên những ngôi nhà này. Họ là tổ tiên của rất nhiều người Trung Quốc hiện đang sống ở khắp nơi trên thế giới. Họ đã tạo thành những nhóm dân tộc thiểu số sống ở Quảng Đông, Phúc Kiến và Đài Loan.

Những cư dân này đã xây dựng nên những ngôi nhà thật lớn được gọi là thổ lầu – nơi nhiều thế hệ trong gia đình người Hăk-ka cùng sống chung với nhau.

Thổ lầu Điền Loa Khanh

Các chuyên gia nói rằng, thổ lầu là bộ sưu tập những ngôi nhà lớn phức tạp nhất được xây dựng trước thế kỷ XX. Chúng có đường kính từ 40 – 60m và cao hơn 10m. Đất dùng để cất nhà được trộn với rơm nhiều lần. Chúng được trộn với nhau cho đến khi trở nên cứng hơn.

Thừa Khải lầu ở Vĩnh Định được xem là thổ lầu nữ hoàng. Đó là một vòng tròn 3 lớp, bao gồm 300 căn phòng. Thổ lầu cao 4 tầng và có đường kính 70m. Những căn phòng được tạo nên với dáng vẻ độc đáo và nơi thờ cúng nằm ở khu trung tâm của vòng tròn. Việc xây dựng công trình này được bắt đầu từ năm 1628. Hiện, có 30 gia đình đang sống ở đây. Dù hiện tại chỉ còn lại 30 gia đình, nhưng đã có lúc, nơi đây có hơn 1.000 người sinh sống. Mỗi khi số lượng gia đình tăng lên, người ta xây toà kiến trúc cao hơn và người ta phải mất 90 năm để hoàn thành Thừa Khải lầu.

Thừa Khải lầu được xem là thổ lầu nữ hoàng

Ở những tầng trên cao, bức tường trở nên mỏng dần, khiến công trình kiến trúc trở nên ổn định hơn. Công trình kiến trúc hình tròn ở Vĩnh Định với nơi thờ cúng nằm ở trung tâm là kiểu nhà điển hình của người Hán. Trong nhà, phần lớn mọi thứ đều được làm bằng gỗ, cho dù đó là những lối đi chung hay những căn phòng riêng mỗi gia đình. Sự kết nối cuộc sống của cộng đồng dân cư và sự tự do có thể là yếu tố chính khiến những câu chuyện lịch sử lâu dài của thổ lầu được tồn tại dài lâu.

Nơi thờ tổ tiên nằm ở trung tâm thổ của thổ lầu

Được làm bằng đất, các thổ lầu có sự kết hợp hài hoà với thế giới tự nhiên ở xung quanh. Trong trường hợp thổ lầu bị sụp đổ, đất cũng sẽ trở về với nơi chúng xuất phát. Đó là lý do nhiều nhà tự nhiên học và nhà kiến trúc từ khắp nơi trên thế giới đều thích tìm hiểu về các thổ lầu.

Thổ lầu Dụ Xương nhìn từ bên ngoài và bên trong

Các thổ lầu được xây dựng bằng đất và gỗ, nhưng vẫn không phá huỷ cảnh quan ở xung quanh, đặc biệt là những ngôi nhà được xây dựng bằng bê-tông cốt thép.

Những công trình kiến trúc được xây dựng bằng đất theo cách hài hoà với tự nhiên là nơi cư ngụ lý tưởng đối với con người và thế giới tự nhiên ở xung quanh. Vì những điều thuận lợi mà các thổ lầu mang đến, nên nhiều người đã sống ở đó từ hơn 1.000 năm qua.

Thổ lầu Tập Khánh

Vào ngày 06/07/2008, thổ lầu đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Hàng năm, số lượng du khách đến thăm các thổ lầu đều tăng lên. Dù nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của người Trung Quốc đã biến mất, nhưng các thổ lầu vẫn còn đó như một điển hình tiêu biểu về kiến trúc.

Thanh Trúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *