Bên bờ hạnh phúc

Cao nguyên Tây Tạng là vùng đất xa xôi với nền văn hóa cổ xưa và thiên nhiên hùng vĩ. Đất Phật này vẫn luôn chứa đựng biết bao điều kỳ bí chờ đợi con người khám phá.

Hư thực về “dã nhân”

Câu chuyện về “dã nhân” Tây Tạng cùng với thời gian đã trở thành 1 trong “4 sự kiện bí ẩn của thế giới”. Từ năm 1784, Trung Quốc đã bắt đầu có những ghi chép về dã nhân, những năm gần đây liên tiếp có những báo cáo về việc gặp dã nhân tại khu vực dãy núi Himalaya. Đã có rất nhiều đội khảo sát đến Tây Tạng nghiên cứu nhiều ngày nhưng đến nay dã nhân vẫn là 1 bí ẩn.

Lời giải cho hiện tượng tuyết đỏ

Mặt tuyết trên độ cao 5000m trở lên ở Himalaya thường xuất hiện những đốm đỏ như máu, nhìn xa tuyết có màu đỏ. Những đốm đỏ này do các loại tảo như tảo tuyết y, tảo lục cầu, tảo sợi tuyết sinh … kết hợp thành.

Trong môi trường băng tuyết vĩnh cửu các loại tảo cao nguyên phân bố rộng khắp, khả năng chịu lạnh rất tốt, âm 36o mà không chết, do đó nó mang màu đỏ máu, khiến người ta lầm tưởng là tuyết màu đỏ.

Bí ẩn về phù thủy

Dưới sự chi phối của quan niệm tôn giáo nguyên thủy, người dân tộc Tạng cho rằng, bất luận là trên trời, dưới đất hay trong nước đều có thần linh, vạn vật trên thế gian đều phải nghe theo sự sai khiến của thần linh.

Phù thủy, người chủ trì lễ tế của người Tạng nguyên thủy, theo họ phù thủy rất thần thông, có thể nói chuyện với quỷ thần, truyền đạt ý dân và chỉ thỉ của thần thánh, có thể dự đoán cát, hung, họa, phúc, trừ bỏ tai ương, bệnh tật … Họ là cầu nối giữa người và thần, có uy lực cao siêu.

Cùng với dòng chảy của thời gian, những hiểu biết của chúng ta đối với những hoạt động của phù thủy ít dần. Ở 1 nơi xa xôi nào đấy, ít nhiều còn lưu giữ một vài hình thức nào đó gần với phù thủy thời nguyên thủy đang chờ đợi chúng ta khám phá.

Câu truyện cầu vồng

Là hiện tượng thần bí xuất hiện khi 1 vị cao tăng đắc đạo viên tịch, thân thể biến thành cầu vồng, trở về nơi mà trong Phật giáo gọi là Cung Vô Lượng.

Châu Phong kỳ vân

Vào những ngày nắng, đỉnh Châu Phong thường xuất hiện những đám mây hình cờ xí trôi bồng bềnh, đây chính là Châu Phong kỳ vân.

Kỳ vân do mây tích đối lưu hình thành, có thể căn cứ vào độ cao của kỳ vân để phán đoán tốc độ gió to hay nhỏ. Nếu kỳ vân có hướng bay càng cao thì gió càng nhẹ, hướng xuống dưới tức là gió đang thổi mạnh, mây bay ngang với đỉnh núi thì tốc độ gió ước khoảng cấp 9.

Theo chudu24

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *