Bên bờ hạnh phúc

Núi lửa không chỉ là sự hủy diệt và chết chóc. Tại nhiều nơi trên thế giới, những ngọn hỏa diệm sơn này tạo nên những cảnh tượng kỳ vĩ và thơ mộng.

Kilauea – một trong 5 ngọn núi lửa tạo nên đảo lớn nhất trong quần đảo Hawaii (Mỹ) đang phun trào.

Ngọn Etna nằm gần thành phố Catania (Italy) đang phun ra những đám khói bụi khổng lồ. Đây là ngọn núi lửa tương đối an toàn do hiếm khi phun trào và nham thạch chảy chậm, nên người dân có thời gian để sơ tán.

Những tia sét làm tăng thêm mức độ ngoạn mục khi núi lửa Tavurvur ở Papua New Guinea phun dung nham.

Một dòng dung nham màu cam chảy xuống ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai, thuộc thung lũng Great Rift (Tanzania). Đây là ngọn núi lửa duy nhất trên thế giới phun natrocarbonatite – một loại nham thạch không chứa silicon nhưng lại giàu natri, kali và các muối carbonate.

Một vũng bùn sôi sùng sục gần núi lửa Dallol tại Ethiopia. Khi núi lửa hoạt động, mắc-ma bên dưới dâng lên và tiếp xúc với nước ngầm khiến nước sôi và phun lên mặt đất.

Hai vận động viên leo núi trèo lên vùng nham thạch đông cứng trên miệng núi lửa Ertale tại Ethiopia. Hơi nước bốc lên từ một hồ trong miệng núi lửa do nhiệt độ dưới hồ lên tới 1.020 độ C.

Một cây dương xỉ mọc lên trên dung nham nguội trong Công viên Núi lửa ở Hawaii – Mỹ. Thực vật có thể mọc trên những vùng bị dung nham bao phủ ngay sau khi dung nham nguội hẳn. Trải qua thời gian, dung nham và tro bụi sẽ phân hủy và biến vùng đất trở thành nơi sinh sống lý tưởng cho cây cối.

Khí và hơi nước bốc lên từ miệng một núi lửa tại New Zealand. Quốc gia này sử dụng nhiệt từ các miệng núi lửa để đáp ứng 12% nhu cầu năng lượng của người dân.

Dung nham chảy từ Công viên Núi lửa tại Hawaii – Mỹ đổ xuống Thái Bình Dương. Hơi nước bốc lên từ biển cùng với các dòng nham thạch nóng chảy tạo nên khung cảnh kỳ ảo.

Núi lửa Navbiotum ngủ yên bên bờ phía Nam của hồ Turkana tại Kenya.

Dung nham chảy trên sườn núi lửa Kilauea (Hawaii – Mỹ).

Núi lửa Pavlof phun những đám tro bụi và hơi nước lên độ cao tới 5.490 met trên bán đảo Alaska trong lần "tỉnh giấc" vào tháng 8/2007. Pavlof là dạng núi lửa nguy hiểm nhất với tần suất hoạt động khá cao.

Thảm thực vật màu xanh lục vây quanh các làng mạc trên sườn núi lửa Merapi – một ngọn núi lửa đang hoạt động ở trung tâm đảo Java – Indonesia. Vài nghìn người định cư gần Merapi vì đất ở đó rất màu mỡ. Tuy nhiên, những đợt phun trào của núi lửa đã cướp đi hàng trăm sinh mạng.

Theo VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *