Bên bờ hạnh phúc

Không chỉ nuôi ít nhất một con rắn độc trong nhà, nhiều người từ chối lấy nọc độc sau khi bị chúng cắn vì sợ làm loài vật này bị… tổn thương.

Cách đây 60 năm, một bác sĩ người Thái Lan đã nghĩ cách giúp người dân trong ngôi làng nhỏ bé của mình thoát khỏi cái nghèo. Với quyết tâm biến nơi chôn rau cắt rốn thành điểm du lịch lớn, người bác sĩ này đã nỗ lực đi tới từng nhà dân thuyết phục họ nuôi rắn trong nhà như thú cưng. Qua đó, họ sẽ học cách huấn luyện các chú rắn và để chúng biểu diễn trong các show khi có khách tới tham quan.

Đề xuất của vị bác sĩ nọ đã thành công ngoài mong đợi. Ngày nay, ngôi làng Ban Kok Sa-Nga ở tỉnh Khon Kaen đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của khách du lịch và nổi tiếng khắp nước với tên gọi Làng Rắn hổ mang. 

Trong hơn 140 nóc nhà ở Ban Kok Sa-Nga, nhà nào cũng nuôi ít nhất một con rắn và để chúng trong hộp gỗ, gồm cả rắn độc, trăn cho đến loài rắn vô hại. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng các buổi diễn của người dân trong làng bên những con "thú cưng" nguy hiểm.

Du khách đến đây vừa thích thú, vừa rùng mình khi chứng kiến sự thân thiết quá mức giữa người dân và rắn. Tuy nhiên đối với dân bản địa, họ coi đây là điều bình thường. Ngay cả trẻ con trong làng từ khi còn nhỏ đã được dạy dỗ về việc làm thế nào để khống chế một con rắn, cho chúng ăn và an toàn khi ở bên.

Không ít người dân trong làng từng bị rắn cắn. Bualee Chai – một cụ ông ngoài 70 tuổi – cho biết từng bị cắn 21 lần. Một trong những "bằng chứng" để lại cho việc bị rắn cắn là một số ngón tay đã bị chặt đứt. Giải thích về điều này, ông Chai cho biết: "Nếu không chặt ngón tay, chắc chắn tôi đã bị nọc độc của chúng giết hại". Tuy vậy ông cũng giống như phần lớn người dân trong làng đều không muốn chữa rắn cắn bằng việc chiết xuất nọc độc của chúng, vì sợ điều này là độc ác và làm tổn thương tới loài vật đang góp phần nuôi sống cả làng này.

"Khi một con rắn nuôi trong nhà chết, chúng tôi đều cảm thấy buồn. Chúng tôi thậm chí còn thờ cúng chúng ở trong chùa", người đàn ông lớn tuổi cho biết.

Phủ nhận việc kiếm bộn tiền nhờ rắn, người làng cho biết họ không kiếm được quá nhiều tiền và không bao giờ bán các con rắn dù được khách trả giá cao.

Theo VnE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *