Bên bờ hạnh phúc

Khi mùa đông đến, có những loài chim bay đi tìm nơi di trú. Qua mùa đông, chúng lại trở về nơi mình đã ra đi. Khi xã hội phát triển, tuổi trẻ ngày càng muốn vươn tới khẳng định bản thân thì vùng quê nghèo, yên bình không còn là nơi thích hợp, họ cũng trở thành những “kẻ di trú” với ước vọng sẽ mang kiến thức tích lũy về xây dựng quê nhà. Nhưng mọi chuyện trong cuộc sống không đơn giản như suy nghĩ hồn nhiên ấy, con đường di trú cũng ghập ghềnh vì không ít chông gai…

"Kẻ di trú" ra đi với ước vọng sẽ mang kiến thức tích lũy về xây dựng quê nhà. Nhưng cuộc sống không đơn giản như suy nghĩ hồn nhiên ấy, con đường di trú cũng ghập ghềnh vì không ít chông gai…

Vốn là một cậu Hai Lúa chính hiệu nên Sơn không tránh khỏi những bỡ ngỡ khi ngày đầu khăn gói lên tỉnh thành học tập. Nét mộc mạc, chân chất của cậu học trò miệt vườn bỗng nổi bật giữa những cô cậu học sinh tỉnh thành sang giàu. Sơn trở thành “tiêu điểm” trong các trò trêu đùa của đám bạn, đặc biệt là Phú. Nhiều lần Phú đem Sơn ra làm trò cười cho cả lớp, Sơn lặng im không phản ứng. Nhưng một lần, không kiềm chế được trước trò đùa quá lố xúc phạm đến cha mình của Phú, Sơn đã đánh Phú ngay giữa lớp. Mọi người đều bất ngờ trước hành động của Sơn. Nhưng vốn là một võ sinh Karate, Phú đã chẳng khó khăn hạ đo ván Sơn. Buồn chán, Sơn bỏ về quê.

Sự chất phác của Sơn trở thành tiêu điểm cho các trò đùa của bạn bè, đặc biệt là Phú.

Sự bình yên, thanh thản của làng quê khiến Sơn cảm thấy thoải mái, nhưng nhìn gia đình hết lòng với sự học tập của mình, Sơn lặng lẽ khăn gói trở lại trường. Tại đây, Sơn được lớp phó Tuyết Ngân hết lòng lo lắng. Điều này càng làm Phú tức giận. Những trò đùa của Phú chỉ chấm dứt khi Sơn đem rắn vào lớp hù dọa Phú. Tuy nhiên, Phú lại chuyển sang ghép đôi Sơn với lớp trưởng Ngọc Uyển.

Bị Sơn dọa rắn, Phú không dám phá Sơn nữa mà quay sang ghép đôi Sơn với "đại tiểu thư" Ngọc Uyển – cô lớp trưởng vốn chẳng ưa "kẻ di trú" Sơn.

Được mệnh danh là “đại tiểu thư”, Ngọc Uyển ghét “kẻ quê mùa” Sơn ra mặt. Những mâu thuẫn, bất đồng vẫn liên tiếp xảy ra khiến Sơn chán nản, thất vọng bỏ về quê. Cha Sơn bèn nhờ gia sư kèm cặp cho con trai mình. Với quyết tâm học tập, với sự động viên của cha, sự tận tình của thầy cùng với lời động viên của giáo sư Tòng phải học thật giỏi mới có thể nghiên cứu và thực hiện ước mơ, Sơn ngày càng tự tin hơn trong học tập. Sơn quyết định trở lại trường. Từ chỗ coi thường, các bạn trong lớp dần yêu quý Sơn vì tính cách hồn hậu và ý chí vươn lên mạnh mẽ trong con người hiền lành này. Sự thay đổi tích cực ấy đã làm cô lớp trưởng khó tính ngày càng cảm mến Sơn. Một tình yêu học trò bắt đầu nảy nở nhưng cũng nảy sinh nhiều rắc rối…

Sơn quyết định trở lại trường tiếp tục học tập. Sự thay đổi tích cực của Sơn đã làm cô lớp trưởng khó tính ngày càng cảm mến. Một tình yêu học trò bắt đầu nảy nở nhưng cũng nảy sinh nhiều rắc rối….  

Rất nhẹ nhàng và cũng khá hài hước, bộ phim “Kẻ di trú” mang đến cho khán giả những hoài niệm dễ thương về một thời học trò hồn nhiên, trong sáng. Có lẽ điểm sáng nhất của bộ phim chính là nét mộc mạc, dung dị của những học sinh trong phim. Không “lấp” đầy khung hình bằng quần là áo lượt, bằng những bộ cánh thời trang hay phong cách tiểu thư, công tử sành điệu thường bắt gặp trong các bộ phim dành cho tuổi teen, “Kẻ di trú” mang đến một hơi thở mới :  mộc, lạ và gần gũi với thế hệ học trò của miền quê Nam Bộ.

“Kẻ di trú” mang đến một hơi thở mới: mộc, lạ và gần gũi với thế hệ học trò của miền quê Nam Bộ

Bên cạnh đó, bộ phim còn lồng ghép những lời khuyên răn về trách nhiệm của thế hệ trẻ với tương lai của chính mình, với gia đình và xã hội. Diễn xuất dí dỏm của các diễn viên trẻ trong vai những cô cậu học trò tinh nghịch và những trận cãi vã, mâu thuẫn hài hước của bọn “nhất quỷ nhì ma” cũng là điểm đáng xem của bộ phim. “Kẻ di trú” đang được phát trên sóng đài THVL vào mỗi buổi tối trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy, lúc 22h10. Kính mời quý khán giả đón xem.

Kathy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *