Bên bờ hạnh phúc

Không ít người am hiểu về văn hóa Nam Bộ đều biết Bà Thiên Hậu được nhiều người Việt và người Việt gốc Hoa hiện nay tôn sùng, cúng bái hàng năm lại là một nhân vật lịch sử có thật với những câu chuyện kỳ bí về rất nhiều phép lạ màu nhiệm để giúp đỡ dân chúng.

Ma Tổ là ai?

Kể từ khi những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa Việt Nam.

Và tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, hiện vẫn được đông đảo người Việt, nhất là khu vực Nam Bộ và những gia đình người Việt gốc Hoa sùng bái hàng ngày cũng bắt nguồn từ chính lý do trên.

Người đời còn tin rằng bà là con gái Ngọc hoàng nên sau khi bà mất liền cho dựng miếu thờ, gọi là miếu Ma Tổ (Mazu).

Thờ phụng Thiên Hậu trở thành tín ngưỡng dân gian nổi tiếng nhất Trung Hoa. Nó đã tồn tại trong mối dung hòa với Đạo giáo, Phật giáo và quan hệ thỏa hiệp với Nho giáo, góp phần tạo nên diện mạo văn hóa Hoa Nam rất đặc sắc kéo dài cho đến hiện tại. bất kỳ vùng đất nào ở Nam Bộ đều có miếu Thiên Hậu với nhiều tên gọi như: Chùa Bà, Chùa Thiên Hậu, Thiên Hậu Cung hay miếu Thiên Hậu. Riêng vùng Bạc Liêu, Cà Mau còn gọi Thiên Hậu là Mã Châu (Mazu), do vậy miếu Thiên Hậu còn gọi là Chùa Bà Mã Châu. Vùng Sóc Trăng thì gọi Thiên Hậu theo cái tên nguyên thủy là Ma Tổ.

Tượng thờ bà ở đây cũng mang đậm nét ảnh hưởng từ Macau và Đài Loan với gương mặt đen với tay cầm lệnh bài đưa ngang vai. Đó cũng là lý do mà khi xem các tập phim phát sóng cuối tháng 3 của series Nhân gian huyền ảo, khán giả Việt Nam sẽ nhận thấy được nhiều nét tương đồng trong văn hóa, tín ngưỡng của Đài Loan với nước ta. Điều dễ nhận thấy nhất chính là các lễ hội rước tượng đi vi hành, đặc trưng của tượng Thiên Hậu cùng nhiều truyền thuyết xung quanh vị thần này.

Mối lương duyên của Ma Tổ và Đại Đạo Công

Ngoài truyền thuyết về việc Ma Tổ thường xuyên cứu người dân khi đi biển, dân gian còn truyền tụng nhau về mối lương duyên trở thành oan gia của bà với Địa Đạo Công (Bảo Sinh đại đế). Tục ngữ xa xưa có câu: Ma Tổ là gió, Đại Đạo Công là mưa. Tương truyền rằng hai vị thần linh này thường hay đi tuần ngoài biển, đã từ người thân biến thành oan gia nên năm nào cũng đấu phép. Trong ngày sinh nhật của Ma Tổ, Đại Đạo Công thường làm phép hóa thành những cơn mưa lớn để làm trôi son của bà. Còn trong ngày sinh thần của Đại Đạo Công, Ma Tổ lại tạo ra những cơn gió lớn. Bởi vì giữa họ có mối nhân duyên suýt nữa trở thành vợ chồng nhưng sau đó lại thành oan gia.

Vì vậy mà chuyện phim Tiên cô đấu Nguyên Sói dài 5 tập đều khai thác các mối tình “oan gia trở thành nhân duyên” giữa chàng trai coi sóc trong miếu Ma Tổ là Lâm Minh Hân và cô gái coi sóc miếu Đại Đạo Công là Ngô Thu Yến, hai tiểu thần Chính Kim – Tú Trinh… đều dựa vào tích truyện về Ma Tổ – Đại Đạo Công mà xây dựng. Chuyện phim đưa ra rất nhiều tình huống hài hước bởi những tình huống dở khóc dở cười. Đón xem Tiên cô đấu Nguyên Sói của Nhân gian huyền ảo tân truyện được phát sóng trong khung giờ 22h00 mỗi tối hàng ngày trên THVL1.

Theo thegioidienanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *