Bên bờ hạnh phúc

Từ đầu, Mỹ Tiên đã xuất hiện như một nàng Tấm bước ra từ truyện cổ tích: xinh đẹp, đảm đang, hiền lành, tốt bụng. Dù cuộc sống có nhiều khó khăn, đau khổ, cô gái nhỏ vẫn mạnh mẽ vượt qua, lạc quan bước tiếp. Nhưng đến một ngày tất cả sự thật phơi bày, liệu Mỹ Tiên có thể tiếp tục tha thứ sau bao sóng gió phải gánh chịu?

Mỹ Tiên là con gái ruột của Út Hạnh và ông Hải. Cô gái nhỏ bị mẹ bỏ rơi khi mới ra đời được vài ngày. Mỹ Tiên được vợ chồng Hai Tâm nuôi dưỡng với thân phận là chị song sinh của Mỹ Tú (con gái của Hai Tâm và bà Tím). Bà Tím không ưa gì Út Hạnh nên cũng không dành tình thương yêu cho Mỹ Tiên.

Bà năm lần bảy lượt tìm cách bán Mỹ Tiên. Bà cũng có thái độ cư xử khác biệt rất rõ ràng giữa Mỹ Tiên và Mỹ Tú: bên ghét bên thương, bên khinh bên trọng, bên xua đuổi căm ghét bên yêu mến cưng chiều. Từ nhỏ đến lớn, vẫn nghĩ bà Tím là mẹ ruột của mình, Mỹ Tiên cũng không thể lý giải được vì sao cô không có được tình thương của mẹ.

Đến khi Út Hạnh đến tìm lại con ruột của mình, bà Tím “trộm long tráo phụng”, đưa Mỹ Tú vào nhà danh giá, Mỹ Tiên lại tiếp tục chịu vất vả. Có lỗi với Mỹ Tiên, mẹ con bà Tím chưa từng có thái độ hối lỗi mà thậm chí còn đối xử với Mỹ Tiên tàn nhẫn hơn.

Bà Tím liên tục tỏ thái độ khinh bỉ, mỉa mai Mỹ Tiên đừng mơ mộng cuộc sống sung sướng, đừng thấy Út Hạnh giàu sang mà “bắt quàng làm họ”. Thậm chí, Mỹ Tú còn cho rằng mọi đau khổ của Mỹ Tiên đều do ông trời chứ mẹ con cô không hề có lỗi lầm gì cả. Bị cướp mẹ ruột, bị cướp luôn tài sản của mẹ nuôi để lại, Mỹ Tiên còn bị bà Tím bắt làm lụng cực khổ, bị Mỹ Tú trơ trẽn vu oan cô là kẻ cắp. Mọi đau khổ Mỹ Tiên phải liên tục gánh chịu.

Không ganh tị, so đo với Mỹ Tú, không ghét giận khi bị bà Tím đối xử tệ bạc, Mỹ Tiên luôn là một nàng Tấm, nàng tiên hiền lành, vị tha. Nhưng liệu sau khi chân tướng sự việc được phơi bày, biết rằng mình luôn bị cướp đi những gì thuộc về mình, liệu Mỹ Tiên có còn đủ bình tĩnh để tiếp tục là một nàng tiên? Hay cũng như bao nhiêu người khác tức giận, trả thù? Mỹ Tiên sẽ căm giận hay vẫn nghĩ đến ơn nghĩa của bà Tím vì những giọt sữa đầu đời?

“ Lưới trời” mang đậm chất Nam Bộ xưa vào thập niên 40 – 60 của thế kỷ trước. Mỹ Tiên là con gái của Hạnh – cô thợ may vướng phải tình yêu với một người đã có vợ, nên đã phát điên sau khi sinh con… Mỹ Tiên được người cậu nhận nuôi. Rồi không may người cậu mất, mợ vì ghét bỏ nên bán cô cho một người phụ nữ sống rày đây mai đó trên chiếc ghe. Vai Mỹ Tiên khá nặng ký khi mà về sau cuộc sống của cô liên tục gặp xáo trộn bởi những mưu hèn kế bẩn của nhiều người…

Chia sẻ về việc chọn một diễn viên miền Bắc vào phim đậm chất Nam Bộ, đạo diễn Phương Điền cho biết: “Tôi thấy Bích Ngọc có gương mặt đậm chất Nam Bộ. Bạn ấy nắm kịch bản rất tốt, biết phân tích nhân vật và thuộc thoại nhanh”.

Còn Bích Ngọc cười bảo: “Tôi cũng trầy trật trong giai đoạn chọn diễn viên lắm”. Rồi cô kể: “Trong những buổi diễn thử trước khi quay, đạo diễn bảo cách tôi diễn hiện đại quá, thoại lại nhanh. Vì vậy, trong quá trình quay tôi chú ý để mọi thứ chậm rãi hơn cho ra tính cách nhân vật xưa.

Việc học thoại, thường xuyên nói chuyện với mọi người bằng ngôn ngữ miền Nam cũng giúp tôi cảm nhận được vai diễn kỹ hơn”. Là một cô gái trẻ miền Bắc đóng phim miền Nam xưa, Bích Ngọc bảo mình bỡ ngỡ lắm. Trong quá trình quay, cô luôn đặt câu hỏi như: Ngày xưa không có xà bông, rửa chén bát bằng gì?; Tại sao thoại trong phim cứ phải thêm chữ “đặng”?…

Và kỷ niệm Ngọc nhớ nhất là những cảnh đóng trên ghe: “Lần đầu tiên tôi biết cuộc sống trên sông nước là như thế nào. Trên màn ảnh, khán giả thấy nhiều cảnh đẹp như ngắm trăng, thả đèn hoa đăng… nhưng thực tế khi quay cực lắm”.

Mời khán giả tiếp tục đón xem “Lưới trời”, phim được chiếu vào lúc 21h mỗi Thứ Hai, Thứ Ba hàng tuần trên kênh THVL1.

Theo vietgiaitri

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *