Bên bờ hạnh phúc

Việc sáng tạo một bộ phim thường phát sinh những mâu thuẫn về bản quyền giữa các nhà biên kịch, biên kịch với đạo diễn, tác giả với nhà sản xuất… Với các phim do Nhà nước đặt hàng, các mối quan hệ bản quyền có thể còn phức tạp hơn.

Điện ảnh Việt Nam từng ghi nhận những vụ tranh chấp bản quyền tay đôi giữa đạo diễn – biên kịch, như với phim Hôn nhân không giá thú (biên kịch Nhật Ánh, đạo diễn Phạm Lộc); hay tranh chấp hai bên về kịch bản, như với phim Biệt động Sài Gòn (giữa các ông Nguyễn Thanh, Lê Phương). Gần đây, có thêm tình huống cần phân định bản quyền liên quan đến 3 nhân tố: tác giả – nhà sản xuất – nơi đặt hàng.

Rắc rối

Vừa qua, đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra Bộ VH-TT-DL, cho rằng Hãng phim Hội điện ảnh Việt Nam (HĐAVN) vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với bộ phim Hồ Chí Minh – Nhìn từ thế kỷ XXI. Đây là bộ phim do Nhà nước đặt hàng Hãng phim HĐAVN, và ông Tuấn làm đạo diễn kiêm biên kịch. Theo đơn của ông Tuấn, sau khi bộ phim hoàn thành, Hãng phim HĐAVN đã tự ý cắt xén, thay đổi bố cục, sửa chữa lại một số phần của phim; tự ý gửi phim đi dự thi, khi được giải không cho tác giả biết mà tự ý chia tiền (đây là giải cho tác phẩm chứ không phải giải cho Hội); làm bản tiếng Anh, Pháp cho bộ phim mà không hỏi ý kiến tác giả.

 

Đoàn làm phim của Hãng phim HĐAVN phỏng vấn nhân vật tại Mỹ.

Trả lời về đơn khiếu nại này với Thanh tra Bộ VH-TT-DL, Hãng phim HĐAVN, đại diện là Giám đốc Nguyễn Thị Hồng Ngát, cho rằng, đây là bộ phim do Nhà nước đặt hàng và được sản xuất bởi nguồn tài chính cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật của Hãng, chứ không phải của cá nhân đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn. Ngoài ra trong hợp đồng giữa Hãng phim và đạo diễn cũng ghi rõ: Hãng có quyền yêu cầu ông Tuấn sửa chữa kịch bản, bổ sung, thay đổi nội dung nhằm nâng cao chất lượng của phim; việc Hãng chỉnh sửa phim đã được sự cho phép của Cục Điện ảnh… Tuy nhiên, sự việc này vẫn tiếp tục gây tranh cãi.

Luật Sở hữu trí tuệ có đủ?

Vậy bản quyền phim do Nhà nước đặt hàng thuộc về ai? Theo NSND Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, những phim do Nhà nước, cụ thể là Bộ VH-TT-DL, đặt hàng các hãng phim, sau khi hoàn thành, bản quyền phim sẽ thuộc về Bộ VH-TT-DL.

Ví dụ, phim Đừng đốt do Bộ đặt hàng Hãng phim HĐAVN thực hiện, nay bản quyền thuộc về Bộ chứ Hãng không được quyền giữ hay làm bất cứ điều gì với bộ phim này. Đặc biệt, việc chuyển thể phải được tác giả đồng ý”, ông Lê Tiến Thọ nói.

Ngoài ra, theo ông Thọ, bản quyền cụ thể của mỗi phim còn phụ thuộc vào hợp đồng giữa đạo diễn, tác giả kịch bản với nhà sản xuất. Trong thực tế, thường thì đơn vị đứng ra đặt hàng tác giả viết kịch bản cũng giữ bản quyền chính của bộ phim. Nhưng khi chuyển thể, cắt xén, thêm bớt nội dung vào tác phẩm gốc thì phải dựa theo Luật SHTT, trong đó có quy định phải hỏi ý kiến tác giả.

Thứ trưởng Lê Tiến Thọ cho rằng Luật đã quy định rõ nên những vụ việc liên quan đến bản quyền phim đều phải thực hiện theo Luật, và khi cơ quan quản lý nhà nước không giải quyết được thì hai bên có thể đưa nhau ra tòa.

Theo datviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *