Bên bờ hạnh phúc

Tuy không tăng giá ồn ào như vàng, nhưng từ đầu vụ đến nay, giá phân bón cũng đă tăng rất nhanh. Đợt tăng giá này đúng vào lúc nhu cầu phân bón của nông dân cho vụ Đông Xuân, vụ lúa chính trong năm. Điều này làm tăng chi phí đầu tư của nhà nông và đưa giá thành sản xuất lúa tăng cao.

Ngay từ đầu tháng 11, giá phân bón tăng lên. Hầu hết các cửa hàng đại lý phân bón đều điều chỉnh giá phân hàng ngày. Tăng cao nhất là các loại nhập khẩu như: DAP, Ure, Kali. Nếu như tuần trước, mỗi bao DAP 50 kg có giá 750.000 đồng thì sau 1 tuần đã tăng thêm 50.000 đồng/bao, đạt mức 800.000 đồng. Phân Ure từ chỗ chỉ 320.000 đồng hiện có giá 450.000 đồng/bao và đồng giá cho dù có nguồn gốc nhập khẩu hay sản xuất từ Nhà máy đạm Phú Mỹ. Cá biệt, phân Kali tăng 120.000 ngàn đồng/bao và hiện có giá 560.000 đồng. Các loại phân NPK sản xuất trong nước có tỷ lệ tăng ít hơn, nhưng cũng tăng giá từ 30.000 – 80.000 đồng/bao tùy loại.

Giá phân bón tăng cao khiến nhà nông gặp khó khăn trong sản xuất lúa

 

Giá phân bón tăng, ngoài nguyên nhân tăng giá nguyên liệu, tỷ giá USD/VND tăng, còn do nhu cầu phân bón vụ này cũng tăng. Phân Ure nhu cầu tăng khoảng 450.000 tấn, trong khi nguồn sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 50% nhu cầu. Trong khi đó, nhiều nước tăng thuế suất phân bón như Trung Quốc tăng thuế suất xuất khẩu từ 35% lên 135%. Còn trong nước, một số loại phân bón có thuế nhập khẩu từ 5% lên 6,5% dẫn đến giá tăng cao, khiến cho nhiều nông dân lo lắng.

Để đối phó với giá phân bón tăng cao, nhiều nông dân chọn cách mua một nửa nhu cầu với hy vọng giá sẽ giảm hơn trong thời gian tới. Theo tính toán của nông dân, nếu giá phân bón ở mức này, giá lúa đạt mức hơn 6.000 đồng/kg như hiện nay, thì vẫn còn lời. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại nông sản khác, nhà nông hoàn toàn thụ động trong việc định giá lúa sau mỗi vụ thu hoạch.

Đối với thị trường phân bón hiện nay, giá cả hoàn toàn thả nổi và do các đại lý tự quyết định giá. Do vậy, giá mỗi đại lý, mỗi địa phương khác nhau và có khi chênh lệch nhau 1.000 đồng/kg. những hộ canh tác nhiều, sử dụng vài ba trăm bao phân/vụ, thì số tiền chênh lệch hàng triệu đồng. Nhiều nông dân không ngại đường xa vượt hơn trăm km để mua phân giá tốt hơn.

Vụ lúa Đông Xuân này, ở ĐBSCL, ước tính diện tích gieo trồng 1,6 triệu ha. Năm nay lũ nhỏ, lượng phù sa vào đồng ít nên nhu cầu dự dụng phân bón cao hơn vụ Đông Xuân năm trước. Dự báo vụ này cả vùng sẽ cần đến 6 triệu tấn phân bón. Do vậy, việc tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường nhằm chống đầu cơ, tăng giá phân bón và ngăn chặn tình trạng sản xuất phân bón kém chất lượng là điều rất cần thiết. Đây là biện pháp nhằm bình ổn thị trường và giảm thiệt hại cho nông dân trong vụ lúa quan trọng nhất trong năm.

Quốc Dũng
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *