Bên bờ hạnh phúc

Tuy nhiên, rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, cũng như một số đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, lúa von, cỏ dại… vẫn còn tồn tại trên đồng ruộng và có thể tái phát trở lại ở bất kỳ lúc nào khi chúng có đủ có điều kiện. Do vậy, bà con nông dân phải có biện pháp phòng ngừa và quản lý tốt các loài dịch hai ngay từ khi xuống giống, nhằm bảo vệ cho cây lúa Đông Xuân 2009 – 2010 phát triển khoẻ, an toàn và đạt năng suất cao.

Vụ lúa Đông Xuân năm 2009 – 2010, tỉnh Vĩnh Long gieo sạ với tổng diện tích 66.000 ha và phấn đấu đạt năng suất bình quân 6,2 tấn/ha. Để đảm bảo cho vụ lúa chính này được thắng lợi, ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân tập trung gieo sạ đồng loạt trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 12/2009, tức xoay quanh các con nước 25/9, mùng 10/10 và 25/10 âm lịch. Theo đó, bà con phải làm tốt vệ sinh đồng ruộng, xuống giống đúng lịch thời vụ qui định và né tránh các đợt rầy nâu di trú.

Ảnh minh họa

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, dịch bệnh trên đồng ruộng hiện đang còn trong tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, năm nay, nhiều địa phương không sản xuất lúa Thu Đông, đồng ruộng được nghỉ ngơi và có phù sa bồi đắp nên độ màu mỡ của đất được tăng lên. Đây là các yếu tố khá thuận lợi để bà con sản xuất vụ lúa Đông Xuân an toàn. Tuy nhiên, hiện tại, các loài dịch hại trên cây lúa, nhất là rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn còn tiềm ẩn và sẽ xuất hiện gây hại khi có điều kiện thuận lợi. Để quản lý và hạn chế dịch bệnh tái phát, lây lan gây thiệt hại cho vụ lúa Đông Xuân, tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân có ý thức phòng ngừa rầy nâu và các loài dịch hại nguy hiểm khác ngay từ lúc gieo sạ bằng nhiều biện pháp nhằm bảo vệ cây lúa sinh trưởng khỏe và an toàn. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con nên áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp để có kết quả cao.

Đi đôi với quản lý dịch bệnh thì vấn đề giống và chất lượng lúa giống cũng cần quan tâm. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân nên sử dụng giống tốt, giống xác nhận và giống chất lượng cao. Các địa phương phải thực hiện đa dạng hoá cơ cấu giống, bình quân sản xuất từ 3 – 5 giống lúa chủ lực và 2 – 3 giống lúa triển vọng, không để một giống vượt quá 20 – 25% diện tích, nhất là các giống lúa có chất lượng gạo thấp. Ngoài ra, để cho cây lúa Đông Xuân phát triển được an toàn, nông dân phải áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ như chương trình IPM, 3 giảm – 3 tăng; trong canh tác lúa phải sử dụng giống xác nhận, gieo sạ với mật độ vừa phải, bón phân cân đối và quản lý dịch hại tốt. Với hạt lúa giống có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận và áp dụng sạ hàng hoặc sạ thưa, không chỉ giảm lượng lúa giống gieo sạ, mà còn giảm được phân đạm, từ đó giúp cây lúa khỏe, chống chọi tốt với sâu bệnh hại trong thời gian mạ non.

Trước tình hình dịch bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn có thể gây hại khi có điều kiện, ngành Nông nghiệp đưa ra nhiều giải pháp để phối hợp chặt chẽ, cùng nông dân ra đồng, kiên quyết dập dịch bệnh ngay từ khi mới xuất hiện. Bên cạnh đó, nhà nông dân cần tập trung quản lý tốt các đối tượng dịch hại ngay từ đầu vụ và phải có nhận thức tốt trong phòng chống dịch bệnh, không được chủ quan lơ là bởi nếu những trà lúa còn non nhiễm bệnh và lây lan mạnh thì hậu quả sẽ khó lường.

Quốc Chiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *