Bên bờ hạnh phúc

Bọ rùa – một loài thiên địch thuộc bộ cánh cứng trên đồng ruộng

Thiên địch thuộc bộ cánh cứng phổ biến là bọ rùa và kiến ba khoang. Bọ rùa phổ biến là bọ rùa đỏ, bọ rùa vàng, bọ rùa 6 chấm và bọ rùa 8 chấm. Trong đó, bọ rùa đỏ là loại bọ rùa điển hình, chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Các loài bọ rùa này có cơ thể rất nhỏ, cả trưởng thành và ấu trùng đều ăn rầy non trưởng thành, rầy cám và cả trứng rầy. Một bọ rùa một ngày có thể ăn từ 5 – 10 con rầy. Một loại thiên địch khác thuộc bộ cánh cứng khá quan trọng trong ruộng lúa là kiến ba khoang. Kiến ba khoang có thân màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua, tạo thành một vạch màu đen. Chúng thường ẩn nấp trong các bờ cỏ, các đống rơm rạ mục ngoài đồng, làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Đối tượng mà chúng tấn công mạnh nhất là sâu cuốn lá. Đặc biệt, chúng có thể chui vào ổ sâu để ăn sâu non, trung bình một ngày mỗi kiến ba khoang có thể tấn công từ 3 – 5 con sâu non.

Các loài bọ xít có thể tấn công sâu rầy trong ruộng lúa là bọ xít mù xanh, bọ xít nước. Bọ xít mù xanh có màu xanh và đen, chúng thích ăn trứng và sâu non của rầy. Bọ xít tìm trứng rầy ở bẹ và thân lúa, dùng vòi nhọn hút trứng rầy làm khô trứng, không nở được. Trung bình mỗi bọ xít mù xanh có thể ăn từ 7 – 10 trứng rầy hoặc từ 1 – 5 con bọ rầy trong một ngày. Bọ xít nước có kích thước rất nhỏ, chúng phát triển nhiều trên những chân ruộng có nước. Thức ăn của chúng là rầy non bị rơi xuống nước. Mỗi bọ xít nước có thể ăn từ 4 – 7 rầy non trong một ngày.

Ngoài 03 nhóm ăn thịt trên, trong hệ sinh thái đồng ruộng còn rất nhiều loài thiên địch có tác dụng khống chế mật số sâu rầy như bọ đuôi kìm, dế nhảy, chuồn chuồn kim, muồng muỗng, các loài kiến ăn thịt…

Nhóm thiên địch ký sinh côn trùng gây hại trên đồng ruộng phổ biến là các loài ong ký sinh. Có thể kể đến những loài quan trọng như ong kén nhỏ ký sinh sâu đục thân, ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá, ong ký sinh trứng rầy, ong đen và ong mắt đỏ ký sinh trứng bọ xít. Đặc điểm của nhóm này là tùy theo chủng loại mà chúng ký sinh theo nhiều cách khác nhau. Một số loài có khả năng đẻ trứng vào cơ thể sâu non, sau đó trứng phát triển bên trong sâu, ấu trùng của các loài ký sinh hút chất dinh dưỡng bên trong sâu non để lớn lên, đến khi phát triển thành con trưởng thành sẽ làm chết sâu hại, chui ra khỏi cơ thể ký chủ để tiếp tục một vòng đời mới. Các loài ong này sinh sống nhờ chất dinh dưỡng của các loại sâu rầy và làm chúng chết đi, quá trình này gọi là ký sinh. Những loại côn trùng bị các loài ong ký sinh mạnh là sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít đen. Riêng rầy nâu chủ yếu bị ong ký sinh tấn công trong giai đoạn trứng.

Nhóm sinh vật có khả năng gây bệnh cho côn trùng phổ biến là các loại nấm và một số loại virus, trong đó, các loại nấm có vai trò khá quan trọng như nấm xanh, còn gọi là nấm metahizium, nấm trắng, nấm tua và nấm bột. Nổi bật nhất là nấm xanh và nấm trắng đã được Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL sản xuất thành chế phẩm để phun, xịt trên ruộng lúa nhằm hạn chế mật số rầy nâu trên đồng ruộng. Bào tử nấm có rầt nhiều trong tự nhiên và phát tán nhờ gió. Khi bám vào cơ thể côn trùng, gặp điều kiện thuận lợi như ẩm độ cao, bào tử nấm sẽ nẩy mầm và thâm nhập vào cơ thể côn trùng. Nấm sử dụng các chất dinh dưỡng bên trong cơ thể sâu rầy nên làm cho chúng có triệu chứng như bị bệnh. Khi nấm phát triển mạnh, côn trùng chết đi, bào tử nấm sẽ phát triển ra bên ngoài và phát tán để tiếp tục tìm ký chủ mới. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, các dòng nấm này phát triển sẽ tạo thành một đợt dịch bệnh cho các loại sâu, rầy làm chúng chết hàng loạt.

Để duy trì tính bền vững trong sản xuất lúa thì sự hiểu biết về những thiên địch trong hệ sinh thái đồng ruộng là rất cần thiết. Có như vậy, bà con nông dân mới đưa ra được những biện pháp bảo tồn và gia tăng mật số của chúng trên đồng ruộng. Duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái là một biện pháp quản lý dịch hại hiệu quả và mang tính ổn định lâu dài. Rõ ràng, bên cạnh những loại dịch hại thì trong ruộng lúa của chúng ta vẫn có rất nhiều những sinh vật có ích. Chúng tồn tại và phát triển song song với nhau để duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái trên đồng ruộng, kìm hãm mật số của các loại sinh vật gây hại ở mức thấp. Mặc dù hiện nay, khoa học kỹ thuật đã phát triển rất mạnh, nhưng việc tận dụng những sinh vật có ích này, hay nói cách khác là sử dụng biện pháp sinh học, vẫn được các nhà khoa học trên thế giới xem là một giải pháp an toàn và mang tính bền vững. Thiết nghĩ, bên cạnh sử dụng biện pháp hóa học thì bà con nông dân cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ những “người bạn” của chúng ta trên đồng ruộng. Có như vậy, bà con nông dân sẽ tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác đồng thời bảo vệ sức khỏe và môi trường sinh thái.

Trung Hiếu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *