Bên bờ hạnh phúc

Qua 35 năm phát triển kinh tế nông nghiệp, sản xuất lúa đã đạt được những thành tựu vượt trội so với các lĩnh vực khác

Những năm mới giải phóng, kinh tế nông nghiệp Vĩnh Long còn lạc hậu, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian dài, chính quyền Sài Gòn dồn dân sống trong ấp chiến lược, đồng ruộng trong chiến tranh bị tàn phá nặng nề, hầu như đều bỏ hoang. Lúc bấy giờ, sản xuất lúa thiếu bàn tay chăm sóc của con người, phụ thuộc vào tác động từ thiên nhiên, làm cho đất bị thoái hóa, kênh rạch bồi lắng. Vì thế, mùa khô thì thiếu nước, mùa mưa thì ngập úng, thậm chí có vùng bị cầm thủy không xả phèn được làm cho cây lúa khó phát triển, năng suất rất thấp. Thực trạng trên đã làm cho hầu hết diện tích trồng lúa của tỉnh chỉ canh tác được một vụ lúa mùa, năng suất bình quân chưa đầy 2 tấn/ha, thêm vào đó là thiên tai lũ lụt tàn phá nặng nề. Đời sống của người dân rất khó khăn, một số hộ dân phải lâm vào hoàn cảnh thiếu đói. Do đó, bắt tay vào khai hoang phục hóa, cải tạo đất đai để phát triển nông nghiệp mà chủ yếu là cây lúa là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền và nhân dân.

Để đưa sản xuất lúa phát triển, trước hết phải đảm bảo cái ăn cho nhân dân. Đảng bộ và chính quyền Vĩnh Long tập trung đầu tư cho công tác thủy lợi, dồn sức người sức của thi công các công trình thủy lợi lớn để tạo nguồn, sau đó làm thủy lợi nội đồng ở khắp các địa phương. Đây là giải pháp quan trọng, bởi có hệ thống thủy lợi thông suốt, điều hòa thì ruộng đồng mới được rữa phèn và tăng vụ. Có nước tưới tiêu tốt, đất đai phì nhiêu thì cây lúa mới bám rễ và phát triển. Với sự quyết tâm cao nên chỉ sau một thời gian, toàn tỉnh đã có một hệ thống thủy lợi khá tốt. Từ đó, nhiều vùng đất khắc nghiệt đối với cây lúa, quanh năm cầm thủy, nhiễm phèn đã dần được cải tạo và sau đó trở thành vùng đất sản xuất lúa trù phú của tỉnh

Bấy giờ, tình trạng lúa có năng suất thấp, thường bị rầy nâu gây hại trong những năm đầu sau giải phóng cũng được xác dịnh rõ căn nguyên là do sử dụng giống lúa cũ, không có khả năng kháng rầy. Vì thế, cùng với công tác thủy lợi, việc tìm kiếm giống lúa tốt, năng suất cao, kháng sâu bệnh rất được chú trọng. Giải quyết vấn đề này, ngành Nông nghiệp đã tiến hành bình tuyển lại một số giống lúa của địa phương có năng suất khá, đồng thời kết hợp với Viện Lúa ĐBSCL và Trường Đại học Cần thơ tuyển chọn các giống lúa cao sản ngắn ngày, năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương để chuyển giao cho nông dân sản xuất. Với cách làm này, đến năm 1984, trên địa bàn tỉnh đã có một số giống lúa cao sản có đặc tính tốt, thích nghi cho từng mùa vụ khác nhau. Đây là cơ sở để Vĩnh Long xúc tiến chuyển đổi cơ cấu sản xuất, từ 1 vụ lúa mùa tăng lên 2 vụ lúa chính đông xuân và hè thu, mở ra một giai đoạn phát triển của cây lúa với diện tích và năng suất ngày một tăng.

Đi đôi với cải tạo đất đai, triển khai công tác giống và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, việc đưa KHKT tiến bộ vào đồng ruộng để tăng năng suất lúa cũng được quan tâm. Sau ngày giải phóng, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân vùng châu thổ sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng còn lạc hậu, chủ yếu là canh tác truyền thống nên năng suất lúa không cao. Tháo gỡ khó khăn này, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long đã triển khai một chương trình khuyến nông đầy tâm huyết để giúp nông dân có kiến thức về kỹ thuật sản xuất lúa. Chỉ trong một thời gian ngắn, với các lớp tập huấn, truyền bá kiến thức về khoa học nông nghiệp đã dấy lên phong trào học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật rộng khắp trong tỉnh. Nông dân bắt đầu áp dụng vào đồng ruộng thành công.

Cùng với khuyến nông, công tác bảo vệ thực vật cũng góp phần hết sức quan trọng vào sự phát triển của cây lúa. Đặc biệt, từ năm 1993, khi ngành Nông nghiệp Vĩnh Long triển khai biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, rồi đến 3 giảm – 3 tăng, đã giúp nông dân hiểu biết về kỹ thuật trồng lúa một cách khoa học, sản xuất lúa ngày càng an toàn. Hiện nay, đất trồng lúa của tỉnh khoảng 65.000, có năng suất bình quân 5 – 6 tấn/ha; nếu tính sản xuất 3 vụ/năm thì sản lượng đạt ở mức gần 900.000 tấn/năm.

Với nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành Nông nghiệp và bà con nông dân, sản xuất lúa ở Vĩnh Long đang từng bước ổn định và phát triển, đã hình thành những vùng lúa cao sản với năng suất lúa khá cao. So với những năm đầu mới giải phóng, năng suất lúa của tỉnh tăng gần 2,5 lần, không chỉ đảm bảo đủ nhu cầu lương thực cho nhân dân mà còn cung cấp lượng lúa hàng hóa lơn cho xuất khẩu. Qua 35 năm phát triển kinh tế nông nghiệp, sản xuất lúa đã đạt được những thành tựu vượt trội so với các lĩnh vực khác, chiếm vị trí hàng đầu, là cây trồng chính để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho đại đa số nông dân. Vì vậy, tiếp tục đầu tư cho cây lúa phát triển với năng suất cao, sản lượng lớn và có phẩm chất tốt, hướng đến nông s

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *