Bên bờ hạnh phúc

+ Phụ âm cong lưỡi r-/ tr-

Âm r- có nhiều cách phát âm ở các tiếng địa phương khác nhau : rung, vỗ (flap), xát cong lưỡi, xát mặt lưỡi (y) hoặc xát gốc lưỡi (g). Hiện nay, cách phát âm phổ biến của r- là âm vỗ chứ không phải là xát cong lưỡi (cách phát âm r- như một phụ âm xát cong lưỡi chỉ còn gặp ở một số trí thức lớn tuổi hay trong cách nói của nghệ sĩ sân khấu).

Âm tr- cũng có nhiều cách phát âm trong tiếng Nam bộ : tắc, đầu lưỡi quặt hay tắc mặt lưỡi như ch- . Xu hướng hiện nay là phát âm phụ âm này như một phụ âm tắc, đầu lưỡi quặt, lưỡi.

+ Vần

Không thấy sự thay đổi lớn diễn ra ở bộ phận âm chính + âm cuối. Cách phát âm -nh/ -ch thành -n/ -t và -n/ -t thành -ng/ -c của phương ngữ Nam bộ vẫn tỏ ra tương đối bền vững. Trong cách phát âm của một số người, đặc biệt ở cán bộ miền Nam tập kết, có thể sự phân biệt -n/ -ng, -t/ -c ở một số từ như “tốt”, “một”, “kiên quyết”. Ở ngôn ngữ của những người này có sự pha trộn giữa tiếng địa phương Bắc bộ và tiếng địa phương Nam bộ. Mặc dù ít có biến đổi so với các bộ phận khác trong kết cấu âm tiết nhưng bộ phận âm chính + âm cuối vẫn có những diễn biến theo xu hướng chuẩn hóa, đó là sự thắng thế của cách phát âm “-inh”, “-ênh” thay cho “-anh”, “-inh” trong các từ như sau (trừ một số trường hợp ngoại lệ là cả nước chấp nhận cách nói (và viết) cách mạng thay vì cách mệnh) :

Chánh trị > chính trị
Học sanh > học sinh
Binh vực > bênh vực
Bịnh viện > bệnh viện

Các vần sau đây cũng có sự thay đổi :

Ưt > ât – nhứt > nhất
O > u – thọ giáo > thụ giáo
Âu > u – châu vi > chu vi

Đôi khi có trường hợp còn tranh chấp như kinh/ kênh, hành chánh/ hành chính. Nhìn chung, xu thế biến đổi ở những trường hợp này là chuẩn chính tả đã ảnh hưởng đến chuẩn ngữ âm.

Ở lĩnh vực thanh điệu, nói chung tiếng Nam bộ chuẩn không có gì khác biệt so vời các tiếng địa phương Nam bộ khác.

Như vậy, dưới tác động của tiếp xúc ngôn ngữ, của các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, đài phát thanh/ truyền hình, ngôn ngữ được khuyến khích dùng để giảng dạy ở nhà trường, đặc biệt là do ý thức về một ngôn ngữ dân tộc thống nhất, ngữ âm ở tiếng địa phương Nam bộ nói chung và Vĩnh Long nói riêng đã có những biến đổi tích cực mà xu hướng chung là tiến gần đến cách phát âm chuẩn. Tuy nhiên, quá trình này, như chúng ta đang chứng kiến, là một quá trình lâu dài thông qua phương tiện từ vựng. Phong cách ngôn ngữ cũng là điều cần quan tâm khi xét đến những biến đổi về mặt ngữ âm. Trước mắt, chúng ta thấy hầu hết những hiện tượng ngữ âm mới trong tiếng Nam bộ chuẩn được thấy trong phong cách nói năng trang trọng như phát biểu trong hội nghị, giảng dạy ở lớp học…

TS Nguyễn Văn Huệ – Theo sách Tìm hiểu Văn hóa Vĩnh Long

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *