Bên bờ hạnh phúc

Cái chết bất ngờ của Michael Jackson làm đau lòng những người hâm mộ anh trên toàn cầu. (Ảnh: AFP/Getty Images)

 
Những hành động, cử chỉ bày tỏ sự kính trọng ngưỡng mộ đó sẽ còn kéo dài. Nó nhắc nhở chúng ta về lòng nhân đạo thông thường. Nó đưa chúng ta trở lại những tình yêu đầu tiên và những cuộc chạm trán đầu tiên với hệ thống các bậc thang chủng tộc. Đã đến lúc phải trở về với những thông tin thực sự đang diễn ra – bất ổn ở Iran, cuộc chiến ở Afghansitan hay tình trạng kẹt xe ở Washington – nhưng tất cả chỉ xếp sau Michael.

Đối với người Mỹ, cái chết của Michael đã trở thành một cuộc trưng cầu dân ý về việc văn hóa từng như thế nào. Những thế hệ cao niên trở về nhà từ các cuộc chiến, chôn cất Kennedy và King, lần đầu tiên nghe Sex Pistols, sống qua những năm tháng từ 1968 tới 1979. Chúng ta kinh ngạc khi Michael bị bỏng trong đoạn quảng cáo Pepsi. Chúng ta chăm chú theo dõi từng bước moonwalk.

Tuy nhiên, người Mỹ cũng đã từng bỏ rơi anh – vào một thời điểm nào đó hồi những năm 1990. Sự thu hút của Nirvana và Dr.Dre vào thể loại pop Mỹ đã tạo ra một chủ nghĩa sô-vanh chống lại bất cứ thứ gì có vẻ được sản xuất thừa mứa.

Và những bê bối của chính Michael đã làm hại anh. Anh bắt đầu có vẻ giống như một người vô dụng, một thần tượng được nhớ đến như một phần của quá khứ. Đấy là khi anh trở thành tài sản thuộc về phần còn lại của thế giới, nơi những luồng gió thời trang không quá cầu kỳ, nơi anh ở mọi chốn nhưng cũng chẳng ở chốn nào, một con số không mà nơi nào cũng có.

Cùng lúc ấy, anh nói với mọi người : "Bạn không cô đơn!" – You are not alone!

Lý do mà Michael có ảnh hưởng – và tiếp tục có ảnh hưởng – là bởi vì anh là một trong những ngôi sao quốc tế thật sự đầu tiên. Không chỉ vượt qua Đại Tây Dương, không chỉ ở Nhật Bản : Anh là toàn cầu. Ảnh hưởng rõ ràng là về kinh tế.

Anh mở ra các thị trường trên toàn thế giới, anh làm cho thế giới an toàn đối với MTV. Anh bán các đĩa hát và lưu diễn ở khắp mọi nơi. Anh là một vị khách lịch thiệp và là một vị đại sứ tốt bụng. Sự nổi tiếng của anh không lu mờ. Có lẽ đó là sự kỳ diệu của âm nhạc hoặc sự phá cách màu da của Michael.

Michael thuộc về toàn thế giới – một phần bởi vì người Mỹ từ bỏ anh. Có lẽ, đó là tầm nhìn của Mỹ. Có lẽ, đó là vì anh không đại diện cho nền chính trị cụ thể nào ngoài một cam kết sâu sắc, lâu bền, đôi khi mãnh liệt, đối với trẻ em. Có thể, đó là âm nhạc.

Trong một bài viết gần đây về tương lai của "toàn cầu hóa", Moisés Naim chỉ ra rằng, toàn cầu hóa không chỉ là một điều kiện kinh tế. Cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ không thể làm xói mòn sự mưu cầu thông tin và phong cách của chúng ta. Toàn cầu hóa còn là sự giao thoa của các đường biên giới, dòng chảy của thông tin trên khắp các lục địa một cách sâu rộng.

Đó là các kỷ lục về đĩa hát của Michael. Đó cũng là một quầy hàng ở Malaysia chuyên bán băng nhạc của Michael. Đó là một khu chợ trời ở Nam Mỹ, nơi bán tranh, ảnh minh họa Michael và Đức Chúa Jesus. Đó là một thế hệ, ở rải rác khắp các lục địa, nhớ đến một chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới.

Chúng ta nghi ngờ về những hình tượng anh hùng toàn cầu. Chúng ta hoài nghi về sự tôn sùng ngôi sao và sức hút của nhạc pop. Nhưng những ngày này, có rất nhiều người ăn mặc kiểu Michael tập trung ở Mexico City. Ở London, nhiều người đã tham gia các chương trình moonwalk. Ở Đài Loan, có rất nhiều trẻ em được đặt tên là Michael hoặc Jackson. Dù tiếp cận thông tin thế nào và dù ở đâu trên thế giới, tất cả đều có chung một nỗi buồn -nỗi buồn mang tên MJ.

Thanh Hảo – Theo VNN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *