Bên bờ hạnh phúc

 Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2008 đến 2011 và dự báo cũng sẽ còn nhiều bất ổn trong năm 2012 đã tác động đến mọi mặt trong đời sống kinh tế của người dân. Thực tế này không chỉ ảnh hưởng  đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tạo nên một xu hướng tiêu dùng mới với tinh thần chính là tinh gọn và tiết kiệm trong chi tiêu.

Kinh tế suy thoái đã làm thay đổi tâm lý người tiêu dùng và tạo nên hành vi mua sắm theo xu hướng tiết kiệm và chọn lọc hơn. Sự tăng giá của hàng loạt các mặt hàng thiết yếu và các dịch vụ phục vụ cho cuộc sống như giá điện, giá ga đã làm cho nhiều người lo lắng sẽ tạo nên tác động dây chuyền cho giá cả hàng hóa tăng theo. Do đó, tâm lý người tiêu dùng hiện đang rất thận trọng trong chi tiêu hàng ngày  để có thể tạo nên sự an toàn nhất cho cuộc sống của cả gia đình về lâu về dài. 

 

Với xu hướng chung là cắt giảm chi tiêu, chuyển sang sở hữu những sản phẩm phù hợp với mức sống và mức thu nhập . Thích ứng với nhu cầu tiêu dùng mới, nhiều đơn vị kinh doanh cũng chọn dòng sản phẩm bình dân, tiện ích để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Phương án này không chỉ giúp thuận lợi cho cả người mua và người bán mà còn tạo nên guồng quay tốt cho hoạt động giao thương, ổn định doanh số. 

Điều đáng phấn khởi nhất trong sự chuyển đổi tâm lý tiêu dùng hiện nay chính là sự tin tưởng của người tiêu dùng với dòng sản phẩm trong nước. Với hơn 90% sản phẩm Việt được bày bán tại siêu thị và kênh phân phối truyền thống cũng được bao phủ khá đồng đều đã tạo cơ hội để hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng. Theo khảo sát gần đây cho thấy có hơn 70% người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao. Bởi vì ngoài yếu tố chất lượng thì giá cả phù hợp vẫn là tiêu chí lựa chọn hàng đầu hiện nay. Các chương trình cổ vũ hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn ngày càng được sự ủng hộ và tin tưởng của người tiêu dùng. 

Việc lựa chọn kênh mua sắm nào tiện ích và tiết kiêm cũng là xu hướng tiêu dùng chính hiện nay. Người tiêu dùng ngày càng cân nhắc và tính toán nhiều hơn trong chi tiêu nên kênh phân phối nào có giá cả cạnh tranh sẽ thu hút được đông đảo lượng khách hàng. Đặc biệt là các chương trình khuyến mại, bình ổn giá, bán sản phẩm với giá gốc luôn được người tiêu dùng chọn lựa. 

 

Chính vì xu hướng tiêu dùng mới với tiêu chí chính là tiết kiệm và chọn lọc nên buộc nhà phân phối cũng phải có cái nhìn mới hơn trong chiến lược kinh doanh, phân phối sản phẩm của mình. Bởi nắm bắt đúng thị hiếu và tâm lý tiêu dùng không chỉ là thuận theo xu hướng tiêu dùng mới của khách hàng bao giờ cũng là yếu tốt hết sức quan trọng tại nên hiệu quả trong kinh doanh. 

Năm 2012 vẫn tiếp tục có những dư luận không tốt về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của các dòng sản phẩm trên thị trường nên người tiêu dùng cũng có nhiều chọn lọc hơn trong việc tiêu dùng thực phẩm. An toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành một xu hướng xuyên suốt trong quá trình mua hàng của người tiêu dùng với 4 yếu tố luôn được cân nhắc, lựa chọn: vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm tươi và ngon, giá cả phải chăng và không có chất bảo quản. 

Một thay đổi và  cũng là sự tiến bộ trong xu hướng tiêu dùng mới chính là quan điểm về lựa chọn sản phẩm,  hàng hóa bao giờ cũng phải có nguồn gốc, xuất xứ và nhãn hiệu rõ ràng. Đây cũng chính là những yếu tố giúp người tiêu dùng an tâm hơn về chất lượng sản phẩm và tin dùng lâu dài. Người tiêu dùng cũng sẽ sẵn sàng từ chối đối với những sản phẩm đánh mất uy tín , chất lượng. 

 

Thực tế trên cho thấy, ở mỗi giai đoạn kinh tế phát triển khác nhau, cũng sẽ giúp người tiêu dùng định hình nên một tâm lý tiêu dùng phù hợp. Trong bối cảnh lạm phát gia tăng như hiện nay, hầu như mọi mặt trong đời sống kinh tế đều bị tác động thì người tiêu dùng chuyển sang xu hướng tiêu dùng thận trọng, thắt chặt chi tiêu là điều tất yếu. Và đây cũng chính là thời điểm, cơ hội để các doanh nghiệp Việt xác lập lại chỗ đứng của mình thông qua các chiến lược kinh doanh phù hợp hơn với tâm lý người tiêu dùng trong nước. 

Hiện tại, nỗi lo lạm phát vẫn sẽ tiếp tục nối sang năm 2012 là một thực tế trong đời sống hàng ngày của người dân hiện nay. Điều này cũng sẽ tiếp tục tác động đến các quyết định mua sắm của người tiêu dùng với xu hướng chính là thận trọng và thắt chặt chi tiêu. Theo đó, hàng hóa cũng đòi hỏi phải mang tính cạnh trạnh cao với chất lượng và giá cả phù hợp. Người tiêu dùng lựa chọn kỹ càng nên đòi hỏi nhà sản xuất lẫn nhà cung cấp cũng phải có những chiến lược phù hợp nhằm thích nghi với tình hình kinh doanh mới. Điều này cũng đặt ra thách thức nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt xác lập lại phân khúc thị trường cũng như tạo chỗ đứng lâu dài hơn trong lòng người tiêu dùng. 

Kim Phụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *