Bên bờ hạnh phúc

Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cũng như xây dựng mối quan hệ đoàn kết các dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa của đồng bào dân tộc Khơ me vùng Nam Bộ, nhiều năm qua Bộ VHTT và DL đã kết hợp với các địa phương tổ chức thành công Ngày hội VHTTDL tại vùng này. Và được biết, một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của ngày hội văn hóa có ý nghĩa này, đó chính là nhờ sự tham gia, hưởng ứng tích cực của đông đảo bà con đồng bào Khơme nói riêng và cư dân vùng Nam bộ nói chung. Từ đó, đã tạo nên mối quan hệ đoàn kết, thân ái giữu các dân tộc anh em cùng sống chung trên vùng đất này.

 

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khơme vùng Nam bộ diễn ra sôi động với các nội dung như: liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc, Hội chợ triển lãm, giới thiệu văn hóa ẩm thực, thi đấu thể thao dân tộc, đặc biệt là đua ghe ngo và đua bò Bảy Núi… Những ngày nầy, hàng chục ngàn người dân đồng bằng và khách phương xa cùng về đây vui hội…..

 Ngày Hội văn hóa năm nay chủ yếu tổ chức tại huyện biên giới Tịnh Biên.  Vùng biên vui cùng ngày hội lớn…

Điểm nhấn đầu tiên của Ngày hội là đêm thứ nhất – Liên hoan văn nghệ quần chúng. Các đoàn vừá biểu diễn văn nghệ, vừa trình diễn trang phục truyền thống của đồng bào Khơ me Nam bộ , như trang phục ngày thường, trạng phục lễ hội, và trang phục cưới…  Liên hoan chuẩn bị khá công phu, đẹp mắt, diễn hay, thu hút sự quan tâm của khán giả, đặc biệt là với bà con người dân tộc Khơ mer.

 

 Nghe tin, những người tận vùng sâu, vùng xa cũng náo nức đến xem.

Sân khấu văn nghệ trang trí hoành tráng, chung với khu vực Hội chợ triển lãm và khu ẩm thực, thu hút rất đông khách đến tham quan. Tại đây, bà con có thể xem nhiều hoạt động diễn ra cùng lúc nên rất thích. Đây  cũng chính là sân khấu Lễ khai mạc đã diễn ra vào đêm thứ hai của ngày hội.

Đến nhiều khu vực trung bày khác nhau, chúng tôi thấy không chỉ  bà con dân tộc là người Khơ mer mà cả người Kinh, người Hoa cũng đến xem hội. Xem ra ai cũng hào hứng…

Chúng tôi gặp một nhóm nông dân người dân tộc Khơ me cùng đi xem các khu trưng bày sản pham truyền thống của các địa phương . Không những tâm đắc với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, mọi người còn thích thú  khi được giới thiệu những tập quán sinh hoạt của bà con Khơmer ở các địa phương xa xôi như Bình Phước, Tây Ninh. Không có dịp đến tận nơi, thì giờ đây được xem tận mắt. Cảm giác vừa lạ vừa quen…

Qua chia sẻ của người tham dự, chúng tôi cảm nhận rằng, với sự phát triển nhanh của xã hội hiện đại, giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc luôn luôn cần được bảo tồn, gìn giữ.

Vùng Nam Bộ có 19 tỉnh, thành phố, trong đó có 12 tỉnh thành có đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống. Đến với Ngày hội lần này, hầu hết các tỉnh thành đều có gian hàng trưng bày sản phẩm, hiện vật của vùng mình. Mỗi nơi đều có nét đẹp, nét độc đáo riêng.

Đi xem Hội cũng là dịp đồng bào dân tộc các tỉnh giao lưu, trao đổi nhằm tăng thêm sự hiểu biết về văn hóa lẫn nhau.

Càng đông khách đến, càng nhiều người buôn bán phục vụ khách như thế này. Những hình ảnh này góp phần làm cho ngày hội trở nên náo nhiệt hơn, đậm nét  tập quán sinh sống cư dân đồng bằng.

Có thể nói, trong các kỳ diễn ra lễ hội như thế này, thành tích về thể thao được các đoàn quan tâm nhiều nhất, và đó cũng là những môn thi hấp dẫn thu hút nhiều người xem. Các vận động viên cũng rất hào hứng, thích thú khi được tham gia tranh tài.

8 môn thể thao được tranh tài, đa số đều là các môn thể thao truyền trống mang tính cộng đồng cao như đua bò, Đua ghe Ngo, đẩy gậy, kéo co,  đội cà ôm chuyền nước. Các môn thi đấu được chia đều ra trong 04 ngày diễn ra lễ hội.

Trong ngày đầu tiên mở màn nhiều nội dung, trong đó đông vui nhất là môn thi đẩy gậy. Các chàng trai, cô gái đến tranh tài với nhiều hạng cân khác nhau, họ đều là những vận động viên nghiệp dư chính tông. Ở nhà làm ruộng, làm rẫy, là lao động chính trong gia đình, nhưng đến khi tranh tài xem ra cũng có vẻ chuyên nghiệp hẳn lên.

Với không khí thi đấu như thế này, việc có một cái chiêng, cái trống cũng góp phần làm sôi động khu vực thi đấu, trông rất vui.

Điểm nhấn thứ hai của Ngày Hội chính là môn đua bò, thường thu hút rất đông khán giả đến xem. Tạm chia tay với các môn khác, chúng tôi đến  điểm đua bò, cuộc chơi nổi tiếng đã thành danh đua bò Bảy Núi.

Từ lâu, môn đua bò được xem là “đặc sản của đồng bào Khơ me vùng Bảy Núi”, bởi nhiều nơi khác không phát triển được môn này. Có lẽ vì vậy, đua bò cũng không được tính vào thành tích chung của các đoàn thể thao lần này.

An Giang  có hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn rất mạnh về môn đua bò truyền thống, hai nơi đều có trường đua cho môn đua bò. Nếu như huyện Tri Tôn nổi tiếng với trường đua chùa Tà Miệt xã Lương Phi, thì tại huyện Tịnh Biên, người yêu thích môn thể thao đặc biệt này đều biết đến  trường đua tại chùa chùa Thơ – mít xã Vĩnh Trung.

Mỗi năm, hễ đón tết Dol ta là diễn ra lễ hội đua bò, hàng chục ngàn người kéo về xem và giờ đây, hai trường đua ở Lương Phi và Vĩnh Trung được xem là điểm du lịch khá lý thú cho nhiều khách phương xa.

Để hỗ trợ và khuyến khích bà con đồng bào dân tộc Khơ me bảo tồn và phát huy Lễ hội Đua bò truyền thống, nhiều năm qua môn thi này cũng được sự tài trợ khá mạnh của ngành chức năng địa phương, nhất là tài trợ về giải thưởng hàng năm. Đồng thời mỗi năm, tỉnh An Giang tổ chức Lễ hội đua bò tranh  Cúp truyền hình An Giang , đều mở rộng mời các tỉnh bạn và nước bạn Campuchia sang tham dự. Năn nay, tuy nước bạn không tham gia, nhưng số lượng đôi bò đến tranh tài cũng khá đông, trên 60 đôi.

Không khí của trường đua rất sôi nổi, náo nhiệt. Có người ở rất xa, do chưa từng xem đua bò lần nào nên tới xem cho biết. Có người yêu thích môn này từ nhỏ nên hễ năm nào tổ chức đua thì sáng sớm là đi xem, cốt ý là để dành vị trí ngồi thuận lợi cho mình.

Dù cái nắng giao mùa khá gay gắt, họ vẫn rất cuồng nhiệt. Thông thường mỗi địa phương mang từ 2 đôi bò trở lên đi thi đấu, do đó, lỡ có bị thua một đôi họ vẫn còn hy vọng đôi khác. Vì thế , chúng tôi thấy có nhiều đôi bò bị loại nhưng khán giả ở lại vẫn đông.

Dù ở xa đến hay người tại địa phương, nhiều người không rời khỏi trường đua khi Ban tổ chức cho nghỉ ngơi vài giờ để buổi chiều đua tiếp. Họ chọn cách ở lại

Được biết với 08 môn thể thao được tranh tài lần này, có gần 900 vận động viên tham gia, trong đó môn thi có số vận động viên đông nhất là Đua ghe ngo truyền thống. Địa điểm tranh tài là kinh Trà Sư khá nổi tiếng với con đập Trà Sư ngăn lũ. Dọc theo kinh Trà Sư có đê bao rộng lớn, các đoàn đua chọn những nơi ấy dựng lều tá túc.

Hầu hết các đoàn đua đều đến bằng đường thủy, nên họ cũng chọn cách nghỉ tạm như vậy để tiết kiệm hơn…. Chúng tôi đi một đoạn khoảng 1 cây số, đã thấy có 5 đến 6 đoàn che trại nghỉ như thế này. Trông thật vui.  Cũng do các vận động viên này đều là nông dân lao động, nếp sống cũng khá đơn giản, gọn nhẹ, nên họ chọn cách như vậy để cảm thấy thoái mái hơn.

 Chúng tôi ghé thăm đoàn ghe ngo của huyện Càng Long Trà Vinh, đây là đoàn đua đến An Giang sớm nhất  và cũng là đội có thành tích cao trong khu vực. Đoàn thuê ghe lớn và hơn 80 anh em đều ăn nghỉ ở trên ghe, không lên bờ như các đội khác. Trông cũng giống gánh hát lắm , hình ảnh nầy thật đáng nhớ…

 

 

 



 

Có lẽ chính vì  đua ghe ngo cũng thu hút hàng vạn khán giả đến xem,  nên môn này được tổ chức vào ngày thứ ba của lễ hội, tức là sau đua bò một ngày.

Mặc dù An Giang không có đội hình ghe ngo nhưng công tác tổ chức khá tốt, nhất là việc lựa chọn địa điểm phù hợp địa hình thi đấu và phục vụ khán giả đứng xem. Rõ ràng, ghe ngo đã tạo được điểm nhấn trong ngày hội.

Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Ngày hội VHTT và du lịch của hơn 1,4 triệu đồng bào dân tộc Khơ me vùng Nam bộ, giờ đây, Ngày hội này đã được tổ chức thành nề nếp 3 năm 1 lần. Và lần tiếp theo sẽ được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, hứa hẹn một ngày hội thành công khác.

Thúy Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *