Bên bờ hạnh phúc

Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, có khả năng gây tác hại nặng cho ruộng lúa, bằng cách cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và cả nước với cây lúa. Đồng thời cỏ dại còn là nơi trú ẩn ưa thích của các loài sâu bệnh hại… Vì vậy việc phòng trừ cỏ dại  trên ruộng lúa là vấn đề mà bà con nông dân rất quan tâm.

 

 

Theo các nhà chuyên môn thì cỏ dại là đối tượng dịch hại đa dạng về loài, nên đặc điểm sinh học của từng loại cỏ dại cũng khác nhau, và tùy điều kiện ngoại cảnh, như ẩm độ, nhiệt độ, ánh sánh mà quá trình nẩy mầm, phát triển, và lây lan của chúng cũng không giống nhau. Có thể kể đến một số đối trượng cỏ dại phổ biến trên đồng ruộng các tỉnh ĐBSCL như: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cỏ cháo, cỏ rau mác… Nguyên nhân khiến cỏ dại  phát triển mạnh là do thời gian gần đây bà con canh tác lúa liên tục nhiều vụ trong năm, nên khâu dọn đất, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ lúa không được kỹ càng; sử dụng nguồn lúa giống chưa đạt chuẩn, còn  lẫn tạp nhiều hạt cỏ, kết hợp với nguồn hạt cỏ được tích  lũy nhiều năm trong đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ dại phát triển mạnh, gây ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả sản xuất lúa.           

Cỏ dại gây hại cho cây lúa bằng cách cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và nước với cây lúa. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho ruộng lúa phát triển kém, ảnh hưởng lớn đến quá trình tích luỹ chất của cây lúa, làm cho cây lúa giảm năng suất và chất lượng hạt. Mặt khác, mật số cỏ dại trên đồng ruộng quá cao còn là điều kiện thuận lợi cho các loài dịch hại lưu tồn và phát triển, đặc biệt là chuột. Vì vậy quản lý cỏ dại tốt cũng là một biện pháp quan trọng góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất lúa. 

           

Do hạt cỏ dại luôn có sẵn trong đất, khi có điều kiện thuận lợi thì sẽ nẩy mầm và phát triển, nên chúng có khả năng gây tác hại cho cây lúa ngay trong giai đoạn đầu. Vì vậy bà con nông dân cần diệt cỏ ngay từ đầu vụ lúa. Để đạt được hiệu quả cao trong công việc này thì việc sử dụng thuốc hoá học là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, khi diệt cỏ bằng biện pháp hoá học trước hết bà con phải nhận diện được cỏ dại thuộc nhóm nào, với những đặc tính ra sao, để sử dụng thuốc cho đúng.

 Có 2 thời kỳ cơ bản trong quản lý và phòng ngừa cỏ dại. Đó là thời kỳ tiền mọc mầm và hậu mọc mầm. Diệt cỏ thời kỳ tiền mọc mầm là việc xử lý diệt cỏ dại bang thuốc hóa học thật sớm, khi  hạt cỏ chưa hoặc đang nẩy mầm. Biện pháp này được tiến hành sau khi làm đất, hoặc sau khi gieo sạ từ 1-2 ngày. 

Nếu những điều kiện trên ruộng lúa không thuận lợi, buộc phải phun thuốc trễ hơn, thì phải sử dụng thuốc cỏ hậu mọc mầm, nhưng phải lưu ý là phun lúc cây lúa từ 10-17 ngày sau sạ . Lúc này cỏ dại mới phát triển được 1 đến 2 lá, nên thuốc sẽ dễ dàng hấp thu qua lá và phát huy tác dụng tốt. Tuy nhiên bà con cần lưu ý là cỏ dại trên mỗi ruộng lúa thường không giống nhau, và cũng không có một loại thuốc cỏ nào có thể phòng trừ cho tất cả các loại cỏ, nên điều trước tiên là bà con phải xác định cho được thành phần cỏ dại trên  ruộng của mình gồm những loại cỏ nào, để chọn thuốc có phổ tác dụng thích hợp.

    

                

 Bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý đến thời gian sử dụng thuốc sao cho phù hợp với giai đoạn phát triển của cỏ dại có trên ruộng lúa, thì mới đạt  hiêu quả cao.  Ngoài ra, trong khi sử dụng thuốc hóa học để phòng ngừa cỏ dại bà con cần điều tiết mực nước trên đồng ruộng theo hướng dẫn của từng loại thuốc, và kết hợp với  áp dụng các biện pháp dùng nước để ém cỏ sau khi phun thuốc. 

 Tuy nhiên, áp dụng biện pháp hóa học để phòng trừ cỏ dại trên đồng ruộng cần phải  thận trọng và tuân thủ đúng kỷ thuật  thì mới đạt hiệu quả cao, nếu không sẽ rất tốn kém chi phí mà cỏ dại vẫn phát triển, làm ảnh hưởng đến nang suất và chất lượng lúa gạo. Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn thì khi phun thuốc hóa học diệt cỏ cần lưu ý: phải sử dụng đúng thuốc và phun đúng thời gian tác động của thuốc với từng loại cỏ dại: tiền mọc mầm, hậu mọc mầm, hoặc hậu mọc mầm muộn. Khi pha thuốc phải đúng nồng độ và phun đủ liều lượng nước thuốc đã pha, tránh phun quá liều sẽ gây hại đến cây lúa. 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hóa học,  bà con còn cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa và phòng trừ cỏ dại tổng hợp, nhất là phải nắm vững các biện pháp tiêu diệt cỏ trong ruộng lúa để tránh sự phát tán và lây lan của chúng. Điều quan trọng đầu tiên là nên sử dụng nguồn lúa giống tốt không có lẫn cỏ dại, như giống cấp xác nhận. Cần xử lý cỏ dại và lúa cỏ ngay trong lúa giống trước khi gieo sạ. Song song đó, việc vệ sinh đồng ruộng để chuẩn bị sạ lúa cũng phải thực hiện nghiên túc. Bà con nên làm đất thật kỹ để tiêu diệt cỏ dại  còn lẫn trong đất. Khi gieo sạ lúa, bà con nên quan tâm thực hiện tốt việc  phòng trừ cỏ dại  ở vào các thời  điểm quan trọng, như tiền mọc mầm và hậu mọc mầm hoặc hậu mọc mầm muộn theo nguyên tắc 4 đúng.  Đều đáng lưu ý khác là không nên pha chung thuốc trừ cỏ với thuốc trừ sâu bệnh và phân bón lá. Nên thay đổi thuốc trừ cỏ để tránh hiện tượng cỏ dại  sẽ kháng thuốc thì  rất khó phòng trị. 

Phòng trừ cỏ dại bằng thuốc hóa học là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu trong canh tác lúa. Tuy nhiên để quản lý tốt  hơn đối tượng dịch hại này, bà con cũng cần áp dụng nhiều biện pháp , nghĩa là không chỉ sử dụng thuốc trừ cỏ đơn thuần để diệt cỏ; mà còn phải kết hợp với các biện pháp canh tác khác: như chọn giống tốt, xử lý hạt giống trước khi gieo sạ, vệ sinh đồng ruộng kỹ càng, gieo sạ với mật độ vừa phải, chăm sóc, bón phân hợp lý. Ngoài ra khi sử dụng thuốc hóa học diệt cỏ, bà con còn phải nắm rõ từng nhóm cỏ, chủng loại cỏ và giai đoạn phát triển của chúng trên đồng ruộng để chọn thuốc trừ cỏ phù hợp, khi phun thuốc phải tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật. Có vậy thì  việc phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa bằng biện pháp hóa học mới đạt được hiệu quả cao.  

Quốc Chiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *