Bên bờ hạnh phúc

Sự kiện Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama từ chức sau 8 tháng cầm quyền đã gây không ít bất ngờ cho giới quan sát và bình luận. Ngay sau khi ông Hatoyama tuyên bố từ chức, báo giới nước ngoài đã đưa ra những phân tích về vấn đề này và xu thế giải quyết những khó khăn của Chính phủ mới của Nhật Bản trong thời gian tới.

Ảnh minh họa

Theo giới quan sát, việc Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama từ chức ngày 2/6/2010 liên quan tới 2 vấn đề. Một là, vụ cáo buộc liên quan tới báo cáo tài chính giả của một số nhân vật cấp cao của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) bị dư luận phản đối và tạo cho phe đối lập – Đảng Dân chủ Tự do (LDP) lên tiếng hạ uy tín của Đảng DPJ và Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama trước cuộc bầu cử vào tháng 7/2010. Nhân vật quan trọng thứ hai trong Nội các của Thủ tướng Hatoyama, ông Ozawa Ichiro, đã trở thành mục tiêu chính của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản sau vụ bê bối liên quan tới việc Quỹ Rikuzankai đã dùng danh nghĩa của ông Ozawa Ichiro huy động một khoản tiền lớn và dùng nó mua bất động sản mà không đưa vào báo cáo thu chi tài chính, vi phạm quy định tài chính của Nhật Bản.

Hai là, quyết định cho phép Mỹ duy trì căn cứ quân sự tại Okinawa và xu hướng quay lại liên minh chiến lược với Mỹ đã buộc Thủ tướng Hatoyama phải từ chức. Trên thực tế, căn cứ quân sự Okinawa có vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực phía Tây Thái Bình Dương, đồng thời có lợi thế cắt giảm được chi phí cho Mỹ. Do đó, Mỹ phải quyết tâm duy trì quan hệ đồng minh với Nhật Bản và căn cứ quân sự tại đây.

Việc thổi phồng vấn đề Bắc Triều Tiên và mối đe dọa hạt nhân đối với Nhật Bản là nhằm tạo cớ và sức ép để Thủ tướng Nhật Bản thông qua thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ tiếp tục đóng quân tại Okinawa sau một thời gian dài trì hoãn.

Việc Bộ trưởng Tài chính Naoto Kan đắc cử Thủ tướng Nhật Bản cho thấy, xu thế giải quyết những khó khăn nổi cộm hiện nay của Nhật Bản sẽ đi theo hướng tăng cường quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ, coi đó là trục chính trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản, bởi theo ông, quan hệ đó góp phần vào ổn định và phồn vinh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông Naoto Kan cho biết sẽ tôn trọng thỏa thuận đạt được hồi tháng 5 với Mỹ về việc di chuyển căn cứ Futenma của lính thủy đánh bộ Mỹ ở Okinawa, đồng thời muốn giảm gánh nặng cho hòn đảo này. Bên cạnh việc coi trọng quan hệ với Mỹ, ông cũng muốn tăng cường quan hệ với tất cả các nước khác, trong đó có các nước láng giềng châu Á.

Tân Thủ tướng Nhật Bản cũng đã nêu 3 nhiệm vụ chính của chính phủ Nhật Bản trong thời gian tới là trong sạch hóa hoàn toàn nền chính trị hậu thế chiến; tái thiết tổng thể nền kinh tế, tài chính và hệ thống phúc lợi xã hội; xây dựng các chính sách ngoại giao và an ninh phù hợp với lợi ích của Nhật Bản dựa trên chủ nghĩa hiện thực chứ không phải chủ nghĩa lý tưởng.

Để kiện toàn nền tài chính, Thủ tướng Naoto Kan cho rằng, nhất thiết phải thực hiện cải cách chế độ thuế, trong đó có vấn đề tăng thuế tiêu dùng, đồng thời đề xuất thành lập "Hội nghị thảo luận kiện toàn nền tài chính" với sự tham gia của tất cả các bên liên quan để đưa ra các biện pháp tái thiết tài chính. Ông cảnh cáo rằng, nền tài chính Nhật Bản sẽ không bền vững nếu tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào phát hành trái phiếu chính phủ. Ông nhấn mạnh, chính phủ của ông sẽ hạn chế tối đa việc lạm chi tiền thuế của dân, đồng thời thực hiện một loạt biện pháp thích hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng Naoto Kan cho rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến Nhật Bản trì trệ suốt 20 năm qua là do thiếu vai trò lãnh đạo chính trị mạnh và kêu gọi người dân hãy tin tưởng ông, vì điều đó chỉ có thể thực hiện được với sự ủng hộ của nhân dân.

Thu Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *