Bên bờ hạnh phúc

Hai năm sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế phơi bày nền móng lung lay của hệ thống tài chính Mỹ, người ta vẫn nghi ngờ về tính hiệu quả của những giải pháp gần đây nhằm ngăn chặn nguy cơ tái sụp đổ. Có người đánh giá rằng, dự luật cải tổ Phố Wall vừa được Quốc hội Mỹ thông qua là sâu rộng nhất kể từ những năm 1930. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, đây chỉ là “một mớ nguyên tắc lộn xộn” không giúp giải quyết được vấn đề.

Phố Wall

Trong khi đó, Nhà Trắng khẳng định, dự luật dày 2.300 trang vừa được Quốc hội Mỹ thông qua hôm 15/07 sẽ khiến cho quan niệm thời kỳ khủng hoảng về những ngân hàng “quá lớn nên không thể bị phá sản” hay tình trạng tài sản xấu trở thành quá khứ.

Trong khi đó, phe Cộng hòa tuyên bố sẽ bãi bỏ các biện pháp này nếu họ tái đắc cử và coi đây là gánh nặng bất công đối với các doanh nghiệp “vô tội” và làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng.

Tuy nhiên, những người ủng hộ cho rằng, việc trao cho Chính phủ quyền giám sát và thậm chí là loại bỏ các doanh nghiệp gây “nguy cơ mang tính hệ thống” cho ngành tài chính là một bước tiến dài nhằm ngăn ngừa việc phải một lần nữa tung ra những gói ứng cứu dành cho AIG, hay Lehman Brothers.

Những người chỉ trích lại e ngại dự luật này sẽ cho phép nhà chức trách có quyền can thiệp vào thị trường. Thậm chí một nhân vật nổi trội trong ngành ngân hàng Mỹ cảnh báo, các doanh nghiệp tài chính sẽ phải đối mặt với một “thời kỳ bất ổn.”

Tuy nhiên, hầu như không ai nghi ngờ rằng, phần lớn dự luật này vẫn chưa được soạn thảo đầy đủ. Chủ tịch Ủy ban Thương mại Hàng hóa Giao sau (CFTC), ông Gary Gensler, nói: “Thậm chí sau khi Tổng thống ký phê chuẩn dự luật cải tổ Phố Wall thành luật, cuộc cải cách tài chính còn lâu mới hoàn tất. Chúng tôi sẽ phải đưa ra và thực thi một số lượng lớn các nguyên tắc để điều chỉnh hệ thống tài chính. Chỉ riêng tại CFTC, đã có khoảng 30 lĩnh vực mà chúng tôi cho là cần phải áp dụng các quy tắc.”

Nhiều quy tắc trong số đó sẽ liên quan đến hoạt động thương mại phát sinh phức tạp như tài sản cầm cố, lĩnh vực đã từng bị cho là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ tài chính vừa qua. Tuy nhiên, “lỗ hổng” lớn nhất của một trong những quy định của dự luật vừa được thông qua là vai trò của Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB). Cơ quan mới sẽ trực thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), nhưng người đứng đầu cơ quan này sẽ phải mất rất nhiều thời gian để hoạt động ngoài sự kiểm soát của FED hoặc Quốc hội.

Anh Bằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *